Tại phiên họp thường kỳ đầu tiên khi Chính phủ mới kiện toàn ngày 4/5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: Năm 2016 là năm Quốc gia khởi nghiệp. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách có liên quan đến khởi nghiệp:
-Ngày 18/5/2016, Chính phủ ban hành Quyết định 844/QĐ-TTg phê duyệt Đề án: “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” với mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành Hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; Thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST quốc gia; Xây dưng Khu tâp trung dịch vu ̣hỗ trợ khởi nghiêp ĐMST taị các Bô,̣ ngành, địa phương có tiềm năng phát triển hoat động khở i nghiệp; Nâng cao năng lực và dịch vu ̣ và phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuâṭ phục vụ khởi nghiêp ĐMST...
- Ngày 06/02/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm
42
2020, xác định rõ 4 nhóm chỉ tiêu cần phải thực hiện: i) Môi trường kinh doanh; ii) Năng lực cạnh tranh; iii) Đổi mới sáng tạo và iv) Chính phủ điện tử. Trong đó có rất nhiều tiêu chí liên quan trực tiếp đến Khởi nghiệp thể chế, Khởi nghiệp doanh nghiệp và Khởi nghiệp cộng đồng xã hội. - Ngày 18/05/2017, tại Quyết định số 667/QĐ-TTg, Chính phủ phê duyệt Đề án “Tri thức Việt số hóa”. Đây là một trong những hệ sinh thái quan trọng cho hoạt động khởi nghiệp.
- Ngày 03/10/2017, tại Nghị quyết số 98/NQ-CP, Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chương trình có nhiều nội dung, trong đó có khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo và yêu cầu: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa nội dung khởi nghiệp sáng tạo vào giảng dạy, thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các bộ ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển đô thị khởi nghiệp sáng tạo. Trong đó, có giải pháp phát triển các cụm nhà cho thuê làm văn phòng dùng chung; hình thành hệ thống các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quy mô nhỏ, chi phí thấp, dễ tiếp cận, kết nối với các trường đại học, cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu đô thị mới, tạo ra các vành đai kinh tế mới...
-Ngày 11/03/2018, tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017). Trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước như: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; Hỗ trợ thuế, kế toán; Hỗ trợ công nghệ; Hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Các cơ sở pháp lý nêu trên cho thấy: Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Chính phủ đã nỗ lực kiến tạo các môi trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự chuyển biến nhận thức trong xã hội về khởi nghiệp, cũng là yêu cầu và cơ hội phát triển cho các cơ sở đào tạo đại học và KHCN.
43