Thực trạng HST KN trong lĩnh vực NNCN Cở TPHCM

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 55)

2.2.1. Khoa học và công nghệ

Là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học lớn nhất của cả nước, TP.HCM cũng là trọng điểm chuyển giao công nghệ và tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Do vậy sự phát triển khoa học – công nghệ tại thành phố sẽ tác động khá lớn đến trình độ công nghệ, cấu trúc các ngành công nghiệp, môi trường kinh doanh và chuyển giao công nghệ của quốc gia.

36

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng sự phát triển khoa học – công nghệ còn nhiều bất cập. Thực trạng của khoa học – công nghệ thể hiện qua những vấn đề sau:

Một là, một số nghiên cứu cho thấy 90% hợp đồng chuyển giao chảy vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại Bộ khoa học – công nghệ, đến nay mới chỉ có trên 200 hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt, đăng ký, chiếm phần rất nhỏ trong số các dự án chuyển giao công nghệ triển khai tại Việt Nam. Theo báo cáo về sức cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy tính trên 104 nền kinh tế được nghiên cứu thì Việt Nam xếp hạng 79 về mức độ sử dụng bằng sáng chế, hạng 99 về mức sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài, hạng 77 về năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) và xếp hạng về công nghệ là 92, cách nước cuối cùng 12 bậc. Tình trạng công nghệ trong nước đang xuống cấp trầm trọng, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45% thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cần phải đầu tư nâng cấp và 30- 40% cần thay thế. Mũi nhọn công nghiệp là cơ khí đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất, đầu tàu kinh tế của cả nước là TP. HCM cũng chỉ có 25% doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến, 32% ở mức trung bình, còn lại là dưới trung bình và lạc hậu, trong đó doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu chiếm 20%. Trong xu hướng hội nhập, có thể thấy các doanh nghiệp đang ở tình trạng “cấp bách” của việc đổi mới công nghệ. Thế nhưng hiện nay có hai xu hướng:

+ Các doanh nghiệp có thái độ thờ ơ với việc nâng cao trình độ công nghệ, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, tuy chiếm tỷ trọng lớn về tài sản và năng lực nhưng còn nặng tính độc quyền, hưởng nhiều ưu đãi khiến cho các doanh nghiệp này vẫn kiếm được lợi nhuận mà không cần đổi mới thiết bị.

+ Do trong những năm đầu của quá trình đổi mới công nghệ, chi phí sản xuất đơn vị cao, dẫn đến giá thành của hàng sản xuất trong nước cao hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu từ nước ngoài, hạn chế hơn nữa khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp. Đây là điều mà doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc khi quyết định đầu tư nâng cao trình độ công nghệ.

Như vậy, đầu tư công nghệ mới sẽ đặt doanh nghiệp trước những khó khăn: khả năng cạnh tranh về giá, sức ép lãi vay vốn và năng lực tiếp thu làm chủ công nghệ. Nhưng nếu chậm đổi mới công nghệ thì trước mắt doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh và rủi ro của doanh nghiệp ngày càng cao trong dài hạn.

Hai là, hiện nay có hai nguồn cung cấp công nghệ căn bản: (1) nhập khẩu và (2) tự nghiên cứu và triển khai. Thời gian qua chúng ta khá phụ thuộc vào công nghệ nhập và đã không kiểm soát được do khả năng tiếp thu công nghệ

37

kém. Tại TP.HCM, có 61% doanh nghiệp rất phụ thuộc thiết bị nhập khẩu, 32% ít phụ thuộc và chỉ có 7% là không phụ thuộc. Để đảm bảo nguồn cung công nghệ theo hướng nội sinh thì bản thân ngành khoa học – công nghệ phải có những nền tảng cần thiết: (1) đội ngũ nghiên cứu giỏi, (2) cán bộ quản lý có năng lực, (3) cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu đầy đủ. Hiện tại TP cùng lúc đều yếu cả ba yếu tố này và chưa có một tổ chức nào đủ năng lực liên kết ba yếu tố này lại. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, quản lý thiếu hiệu quả, nguồn vốn hạn hẹp đã hạn chế năng lực nghiên cứu trên địa bàn và tạo một rào cản lớn cho sự phát triển. Trong khi đó, công nghệ nội địa đang bị lãng phí nghiêm trọng. Riêng TP.HCM, tập trung tới 90 viện nghiên cứu, trung tâm và 40 trường đại học, cao đẳng cùng gần 300.000 chuyên gia khoa học (chiếm 25% lực lượng khoa học – công nghệ cả nước) nên có ưu thế đặc biệt trong nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, khi đánh giá những kết quả thực tiễn của hoạt động nghiên cứu khoa học tại 15 tỉnh, thành phía Nam, nhiều nhà khoa học và doanh nghiệp trong khu vực đã cho rằng, “so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quy mô và mức độ ứng dụng khoa học – công nghệ trong thực tiễn thời gian qua còn thấp, chưa có những kết quả nghiên cứu khoa học – công nghệ có giá trị kinh tế và hiệu quả xã hội rộng lớn, chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ cán bộ khoa học trong vùng”

Trong nền kinh tế thị trường, không thể phát triển nền khoa học – công nghệ quốc gia nếu không tạo lập và vận hành có hiệu quả thị trường này. Ngược lại, việc tổ chức tốt các hoạt động mua - bán, trao đổi, chuyển nhượng công nghệ sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế. Mặt khác, nếu tạo lập cơ chế vận hành cung – cầu đồng bộ trong thị trường khoa học – công nghệ thì tự thân chúng trong quy luật này sẽ tự vận động và thúc đẩy phát triển lẫn nhau. Khi cung gặp cầu, tất yếu nó sẽ dựa trên nhu cầu để định hướng nghiên cứu, do đó sản phẩm – công nghệ có chất lượng hơn. Các nhà nghiên cứu có động lực để sáng tạo ý tưởng mới. Đồng thời, bên cầu sẽ quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước và sẽ chuyển dần qua công nghệ nội địa. Tuy vậy, với tích lũy vốn hạn hẹp và một xuất phát điểm rất thấp về công nghệ ở hầu hết các ngành kinh tế, việc phát triển thị trường đòi hỏi đồng thời việc tạo cung (nội địa) lẫn tạo cầu là những tác vụ khó khăn. Thực trạng này vẫn còn tiếp diễn bởi thị trường khoa học – công nghệ đang ở trong cái vòng luẩn quẩn đó là:

+ Không kích cầu được vì chất lượng và năng lực hạn chế của nguồn cung trong nước cũng như giá phí cao và thủ tục phức tạp đối với nguồn cung ngoài nước;

+ Nguồn cung trong nước có tình trạng bế tắc vì lượng cầu chưa đủ hấp dẫn để đầu tư nhân lực, công nghệ và các nguồn lực khác chưa tích tụ đủ mức

38

cần thiết để có thể cung ứng các dịch vụ đảm bảo cả về tính đa dạng lẫn chất lượng.

Trong dài hạn, để đảm bảo nguồn cung có chất lượng, đáp ứng quy mô và nhu cầu đổi mới công nghệ trong nước, yêu cầu đặt ra cho Thành phố là phải tạo thị trường công nghệ để liên kết cung với cầu nhằm nối tiếp giữa giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triển khai ứng dụng, gắn nghiên cứu với nhu cầu thực tế, phục vụ sản xuất, tránh hiện tượng lãng phí chi phí và chất xám do đầu tư không đúng hướng. Cần tạo môi trường thuận lợi bao gồm cơ sở vật chất, các dịch vụ đi kèm, môi trường pháp lý, tài chính… cho các nhà nghiên cứu dễ dàng nghiên cứu và thương mại hoá sản phẩm – công nghệ; công nghệ nội sinh phải phát triển nhằm khắc phục được tình trạng phụ thuộc vào công nghệ ngoại. Ươm tạo một thế hệ doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới có đủ năng lực cạnh tranh. Bằng mối liên kết giữa các nhà: Khoa học – Doanh nghiệp - Tài chính - Nhà nước, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (VƯ DNCN) có khả năng đáp ứng những yêu cầu này của nền kinh tế mới. Những động thái trong thời gian qua như: Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Công viên phần mềm Quang Trung, Dự án Trung tâm ươm tạo của trường Đại học Bách khoa cho thấy thị trường khoa học – công nghệ đang có chuyển đổi đúng hướng.

Về áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp:

Nhìn chung, công nghệ cao được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp cho tới nay chưa nhiều. Công nghệ cao được đầu tư thiết bị hiện đại đã xuất hiện, nhưng còn giới hạn về số lượng. Đà Lạt là nơi áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đến Hà Nội và cuối cùng là thành phố Hồ Chí Minh. Công nghệ mới tập trung vào: trồng cây trong nhà lưới, nhà màng, trồng cây có sử dụng phủ màng PE, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt. Đối với công nghệ trồng rau trong dung dịch và trên giá thể hiện nay mới chỉ được áp dụng cho việc sản xuất rau giống và sản xuất trên quy mô nhỏ, chưa được áp dụng rộng rãi, mặc dù công nghệ này có khá nhiều ưu điểm, cần có những nghiên cứu phù hợp cho từng vùng, từ đó xây dựng mô hình trình diễn và tập huấn.

Theo kết quả điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh, thấy rằng việc sản xuất giống cây ăn quả tại hiện nay chủ yếu tập trung vào Công ty giống cây trồng Thành phố. Chủng loại cây tương đối phong phú, khoảng gần 20 giống cây các loại gồm : Xoài, nhãn, măng cụt, sầu riêng, mận, mít, vú sữa, ổi, cam quýt, sa- pô-chê… Lượng cây giống sản xuất hàng năm trên 20 ngàn cây.

Công nghệ sản xuất giống, chủ yếu là sử dụng kỹ thuật ghép mắt và chiết cành. Đối với cây có múi được giữ trong nhà lưới đảm bảo sạch bệnh cho cả cây mẹ, cây mắt ghép và con giống.

39

Ngoài Công ty giống cây trồng Thành phố thì còn có khá nhiều đại lý bán giống cây ăn quả, nhưng các đơn vị này không sản xuất mà chỉ mua cây giống ở các nơi khác, phần lớn là vùng Chợ Lách (Bến Tre).

Nhìn chung việc sản xuất giống cây ăn quả tại Thành phố chưa đạt trình độ cao trong công nghệ, chưa thiết lập được hệ thống nhân giống công nghiệp, từ chọn lọc dòng thuần với những cây mẹ sạch bệnh, đã được xác định bằng kỹ thuật PCR và ELISA, cho đến vi ghép tạo vật liệu sạch bệnh trước khi ghép.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng đô thị hóa đã làm cho quy mô chăn nuôi cũng thay đổi, quy mô chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ đã giảm nhiều mà hình thành các khu chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Số hộ chăn nuôi bò sữa với quy mô 100 con/trại đã chiếm trên 30%, số trại chăn nuôi heo trên 100 con cũng đã chiếm đa số.

Quy mô trại phát triển nhằm tăng tính cạnh tranh, người chăn nuôi đã áp dụng nhanh công nghệ mới trong chăn nuôi như: sử dụng thức ăn công nghiệp thay cho thức ăn tự trộn trước đây, từng bước sử dụng thiết bị ăn uống tự động nhằm giảm bớt công lao động cũng như đảm bảo vệ sinh trong cung cấp thức ăn, nước uống áp dụng quy trình tiêm phòng và sử dụng kháng sinh ngày càng nghiêm ngặt nhằm hạn chế dịch bệnh.

Sử dụng các phần mềm tính toán công thức khẩu phần thức ăn từ những năm 90 khi nước ngoài bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam và cho đến nay đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi không chỉ ở các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc và ngay cả các trại chăn nuôi lớn.

Việc sử dụng các phầm mềm quản lý giống BLUP cũng mới được áp dụng đại trà vào đầu năm 2000 nhưng thực tế mức độ áp dụng vẫn còn hạn chế. Một số trại chăn nuôi lớn như Đồng Hiệp, Phú Sơn,… đã thực hiện từng phần tự động hóa trong cung cấp thức ăn và nước uống và có những hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, chỉ có các trại lớn thuộc công ty nhà nước áp dụng các phần mềm quản lý còn các trại chăn nuôi tư nhân chưa áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý.

Về thiết bị, công nghệ chăn nuôi:

Đối với chăn nuôi heo: một số trại có quy mô lớn đã sử dụng máng ăn, máng uống tự động, sử dụng sợi thủy tinh làm sàn cho heo, chuồng cá thể cho heo nái, máy đo chiều dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn. Hiện nay, các trại chăn nuôi tư nhân có quy mô trung bình trở lên đã bắt đầu sử dụng hệ thống máng ăn máng uống bán tự động, cũng như chuồng cá thể cho heo nái vì nó giúp giảm bớt công lao động, góp phần cải thiện vệ sinh,…

Đối với chăn nuôi bò sữa: đa số đã sử dụng thức ăn công nghiệp bên cạnh cho ăn cỏ, một số trang trại có đầu con lớn đã sử dụng máy vắt sữa, hệ thống

40

phun sương làm mát. Một số trang trại lớn có đồng cỏ đã xây dựng hệ thống tưới phun mưa tự động.

Số liệu điều tra các cơ sở chăn nuôi cho thấy rằng, hiện nay các trại chăn nuôi heo đã có quy mô khá lớn, trung bình 1.490,9 con/trại. Cho đến nay, nhiều trại chăn nuôi heo đã áp dụng công nghệ hiện đại như: chuồng nuôi có hệ thống làm mát, sử dụng máng ăn, máng uống tự động, sử dụng phần mềm tính toán công thức khẩu phần thức ăn… Những trại áp dụng công nghệ hiện đại với số đầu heo 1.100 con/trại, đã làm tăng đáng kể tỷ lệ heo con cai sữa sống sót mỗi lứa (15,0 con/lứa so với 9,0 con ở những chuồng trại áp dụng công nghệ mức trung bình - tiên tiến). Lượng thức ăn tiêu tốn/ngày cũng giảm đáng kể (3 kg so với 3,5 kg).

Tóm lại, công nghệ thành phố đã đạt được nhiều thành công đáng kể, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp thành phố. Một trong những điểm yếu hiện nay là hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ của thành phố thiếu sự gắn kết giữa đào tạo-nghiên cứu, sản xuất–kinh doanh và quản lý nhà nước.

Rõ ràng sự yếu kém trong mối liên kết giữa đào tạo – nghiên cứu và sản xuất kinh doanh đã khiến cho việc sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực (chất xám) và tài chính chưa hiệu quả. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hay các doanh nghiệp mới thành lập không có đủ nguồn lực, khả năng hay thông tin để tiếp cận các nguồn vốn, tư vấn quản lý – kỹ thuật hay dịch vụ công nghệ. Do vậy, việc hình thành các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ đang được xem như giải pháp cho vấn đề này. Mô hình vườm ươm doanh nghiệp công nghệ (gọi tắt là trung tâm ươm tạo - VƯ) đã trở nên phổ biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Trung tâm ươm tạo sẽ đóng vai trò cầu nối cho các mối liên kết giữa doanh nghiệp và Trường Đại học – Viện nghiên cứu – các đơn vị cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý nhà nước, giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn khi nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới. Mô hình này cũng giúp cho Trường – Viện định hướng nghiên cứu ứng dụng và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học và tạo lập các yếu tố cho hoạt động của thị trường công nghệ (bao gồm sản phẩm công nghệ, phía cung, phía cầu, các phía trung gian, tư vấn, thông tin khoa học – công nghệ). Trung tâm ươm tạo sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển khoa học – công nghệ của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

2.2.2. Nguồn vốn & đầu tư

Theo Báo cáo “Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2020” do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Quỹ Đầu tư mạo hiểm do Ventures phát hành ngày 31/5/2021, tổng vốn đầu tư vào

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 55)