Kết nối chuyển giao ứng dụng KHCN

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 85)

Hoạt động nghiên cứu triển khai của Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, các nghiên cứu của các Viện, Trường Đại học

66

trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp.

Hội nghị, hội thảo, lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn ngày, các chương trình đào tạo từ xa, thực hành ngoại ngữ, các hội nghị khoa học, hội chợ triển lãm công nghệ

Trợ giúp đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ liên quan đến công nghệ, Trợ giúp chuyển giao công nghệ, Trợ giúp tạo ra, phát triển, thương mại hóa các công nghệ mới

3.3.4. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tài chính

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các công ty khởi nghiệp gặp phải trong quá trình khởi nghiệp, đó là vốn. Các công ty này nhiều khi do những kỹ sư trẻ thành lập, khó có thể vay ở các ngân hàng vì không có thế chấp, vốn tự huy động không có nhiều. Trong khi đó, các công ty khi đưa sản phẩm mới ra thị trường phải tiêu tốn không ít. Do vậy khả năng giúp vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ, hay các quỹ đầu tư mạo hiểm được xem rất cần thiết. Thông thường trong quá trình thành lập ban đầu các DN có thể cần huy động vốn qua nhiều giai đoạn khác nhau: vốn mồi, vốn đầu tư mạo hiểm, vốn bắc cầu … Trung tâm ươm tạo sẽ làm cầu nối, bảo lãnh để các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn này. Đặc biệt, Trung tâm ươm tạo sẽ làm cầu nối cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ phát triển công nghệ do Sở Khoa học và công nghệ chủ trì.

3.3.5. Tăng cường trợ giúp thực hiện các hoạt động tiếp thị.

-Các hoạt động nghiên cứu thị trường chi phí thấp, xác định khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu và các cơ hội kinh doanh (địa phương), nghiên cứu các xu hướng thị trường, tổng quan về khách hàng, các bên tham gia chủ yếu, các nhà cạnh tranh.

- Hỗ trợ PR (xuất bản các câu chuyện thành công/thông tin công ty phù hợp trên các thông cáo báo chí, dành chỗ trưng bày các cuốn sách nhỏ giới thiệu, danh thiếp…).

-Tạo nên độ minh bạch và lòng tin đối với các doanh nghiệp ươm tạo, xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.

3.3.6. Tiếp tục phát triển, mở rộng liên kết mạng lưới:

-Tạo các mối quan hệ cho các công ty để hỗ trợ có thể tiếp cận kiến thức, ý tưởng và đối tác kinh doanh và gắn Trung tâm ươm tạo với cộng đồng hỗ trợ kinh doanh hay các mạng lưới trung tâm ươm tạo doanh nghiệp quốc gia và quốc tế.

- Xúc tiến hoạt động hợp tác, kết nối các đối tác kinh doanh thích hợp, phát triển chuỗi cung ứng, xây dựng mô hình cụm ngành.

67

- Xúc tiến kết nối mạng lưới giữa các công ty ươm tạo, các doanh nhân mới khởi nghiệp, các nhà cung ứng dịch vụ…

3.3.7. Chăm sóc sau tốt nghiệp/Hoạt động hậu ươm tạo

-Cung cấp hỗ trợ trong giai đoạn sau ươm tạo khi các khách hàng chuyển sang các địa điểm mới, tiếp tục trợ giúp cho các khách hàng trước đây sau khi tốt nghiệp.

-Trợ giúp trong quá trình rời Trung tâm ươm tạo, tìm địa điểm thích hợp, cung ứng dịch vụ…

3.3.8. Xây dựng các chương trình đặc thù được thiết kế theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp riêng của doanh nghiệp

Hoạt động ươm tạo được xác định gồm ba gói chương trình chính và một số chương trình đặc thù bao gồm chương trình sau ươm tạo (post – incubation) được thiết kế theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp:

Chương trình 1: Hỗ trợ lập kế hoạch doanh nghiệp

Chương trình này cung cấp các dịch vụ trước ươm tạo, dành cho những đối tượng sẽ trở thành doanh nhân trước khi họ thành lập doanh nghiệp, chương trình sẽ chuẩn bị cho các đối tượng này đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn để được xét chọn gia nhập trung tâm ươm tạo. Các dịch vụ hỗ trợ trong giai đoạn này được thiết kế nhằm giúp cho đối tượng phát triển và hoàn chỉnh một kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng ban đầu. Đa số các đối tượng này thường xuất thân là những chuyên gia kỹ thuật: họ có thể là giảng viên đại học, chuyên gia của các viện nghiên cứu hay các kỹ sư, thậm chí là các sinh viên tài năng, họ là nguồn doanh nhân tiềm năng, là đối tượng TTƯT cần thu hút.. TTƯT sẽ hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh, cụ thể hóa kế hoạch kinh doanh, quản lý và lập kế hoạch tài chính, dự trù tài chính, tư vấn về ghi sổ và kế toán, chiến lược đầu tư, chiến lược quản lý nợ.

Ngoài chương trình đào tạo mở rộng kiến thức và các kỹ năng kinh doanh, họ còn được tiếp xúc các chuyên gia, truy cập cơ sở dữ liệu về công nghệ, thị trường, quản trị, tài chánh….giúp xây dựng và đánh giá tính khả thi của dự án kinh doanh.

Các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ bao gồm:

-Văn phòng làm việc, điện thoại, máy tính được truy cập internet và một số dữ liệu của Trung tâm ươm tạo..

-Chia sẻ sử dụng mạng các máy in, photocopy, fax, scaner…

- Chia sẻ sử dụng phòng họp, phòng huấn luyện trang bị Overhead projector, video recorder…

-Tiếp xúc các chuyên gia kỹ thuật, kinh tế, kế toán – tài chính, luật pháp, bảo hiểm…

68

Các dịch vụ khác bao gồm: trả lời điện thoại, phục vụ nước, bảo vệ, vệ

sinh văn phòng….

Chương trình 2: Hỗ trợ lập và khởi động doanh nghiệp/dự án

Các dịch vụ hỗ trợ trong giai đoạn này được thiết kế nhằm giúp những doanh nhân có kế hoạch kinh doanh đã được tuyển chọn gia nhập Trung tâm ươm tạo (doanh nhân không bắt buộc phải trải qua giai đoạn hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh). Mục tiêu của chương trình này là giúp thành lập doanh nghiệp mới và khởi động doanh nghiệp hoặc khởi động dự án kinh doanh (đối với những doanh nghiệp đã hoạt động).

Trung tâm ươm tạo sẽ hướng dẫn và giúp chủ doanh nghiệp lập các thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, tuyển dụng nhân viên, tổ chức ngày khai trương doanh nghiệp, đăng ký bản quyền và sở hữu công nghiệp… Trung tâm ươm tạo cũng có chương trình huấn luyện theo chuyên đề, tư vấn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để khởi động doanh nghiệp thành công: Hướng dẫn hợp đồng về chuyển giao công nghệ, triển khai mô hình tổ chức đơn giản và hiệu quả, hướng dẫn tiếp xúc và giải trình đề án xin tài trợ, huấn luyện nhân viên, quản trị dự án, xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược hợp tác, tổ chức đảm bảo chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật để hình thành nhanh mẫu sản phẩm (prototype). Tất cả các kiến thức và kỹ năng sản xuất – kinh doanh liên quan đến chương trình 1 và 2 được hỗ trợ triển khai trong một môi trường thân thiện nhằm đạt các mục tiêu đã xác định. Các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ bao gồm:

Văn phòng làm việc, ngoài các trang bị cơ bản như trong chương trình 1 nêu trên, văn phòng có sẵn các điểm kết nối giúp doanh nghiệp có thể bổ sung các thiết bị cần thiết.

Chia sẻ sử dụng mạng các máy in, photocopy, fax, scaner…

Chia sẻ sử dụng phòng họp, phòng huấn luyện trang bị Overhead projector, video recorder, monitor…

Sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm, hệ thống nhà màng, nhà lưới, nhà kho, đất đai tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao

Tham dự các buổi hội thảo, huấn luyện theo các chuyên đề.

Tiếp xúc các chuyên gia kỹ thuật, thị trường, kinh tế, kế toán – tài chánh, luật pháp, bảo hiểm…

Các dịch vụ khác bao gồm: điện thoại, bảo vệ, vệ sinh văn phòng….

Chương trình 3: Hỗ trợ phát triển kinh doanh

Chương trình này hỗ trợ doanh nhân hoàn chỉnh sản phẩm, thử nghiệm thị trường và tạo điều kiện giúp khai thác các cơ hội kinh doanh, xây dựng và phát triển các quan hệ đối tác với cộng đồng.

Chương trình này hỗ trợ phát triển kinh doanh nuôi dưỡng để doanh nghiệp có thể tồn tại trong thời gian đầu tiên, đây là thời kỳ phải vượt qua nhiều rủi ro,

69

thách thức và cũng giúp doanh nghiệp có đủ năng lực có thể hoạt động độc lập và hiệu quả khi rời TTƯT.

Các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ bao gồm:

Văn phòng làm việc, ngoài các trang bị cơ bản như trong chương trình 1 nêu trên, văn phòng có sẵn các điểm kết nối giúp doanh nghiệp có thể bổ sung các thiết bị cần thiết.

Chia sẻ sử dụng mạng các máy in, photocopy, Fax, scanner…

Chia sẻ sử dụng phòng họp, phòng huấn luyện trang bị Overhead projector, video recorder, monitor…

Sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm, hệ thống nhà màng, nhà lưới, nhà kho, đất đai tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao

Tham dự các buổi hội thảo, huấn luyện theo các chuyên đề

Tiếp xúc với các chuyên gia kỹ thuật, thị trường, kinh tế, kế toán-tài chánh, luật pháp, bảo hiểm…

Các doanh nghiệp sẽ cùng Ban Giám đốc Trung tâm ươm tạo họp định kỳ xem xét và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

Các dịch vụ khác bao gồm: điện thoại, nước, bảo vệ, vệ sinh văn phòng…

Tóm lại, dịch vụ ươm tạo các Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao bao gồm các dịch vụ phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ tài chính và các hỗ trợ về dịch vụ. Cụ thể như sau:

Hoạch định chiến lược, lập kế hoạch hoạt động. Nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin

Xây dựng chiến lược tiếp thị, chiến lược bán hàng/cung cấp dịch vụ Cung cấp hạ tầng cơ sở, các thực thể tiện ích, các dịch vụ dùng chung. Tư vấn – Huấn luyện về các kiến thức, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, qui trình sản xuất, xây dựng hệ thống chất lượng…

Hoạch định tài chính, tăng vốn, dịch vụ kế toán, kiểm toán. Dịch vụ tuyển dụng, phát triển nguồn tài nguyên nhân lực.

Dịch vụ pháp lý: thành lập doanh nghiệp, đăng ký sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mại (cầu nối để các doanh nghiệp mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tương kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền) bảo hiểm, phát hành trái phiếu, cổ phiếu….

Lượng giá/ đánh giá công nghệ.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ…

Liên kết, xúc tiến và mở rộng hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

70

Tất cả được thực hiện một cách chủ động thông qua Trung tâm ươm tạo vì mục tiêu phi lợi nhuận. Nói chung, các dịch vụ nhằm giúp doanh nghiệp cải tiến hiệu suất của các hoạt động nên còn gọi là dịch vụ giá trị gia tăng. Các dịch vụ được tích hợp trong các chương trình ươm tạo đặc thù, giúp doanh nghiệp sớm hoạt động độc lập và có hiệu quả.

Bổ sung cách thức tổ chức đào tạo trong mô hình cải tiến

Qui trình tổ chức đào tạo theo mô hình cải tiến được thực hiện theo các bước sau:

STT Nội dung thực hiện

01 Tiến hành khảo sát, thống kê nhu đầu đào tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp

02 Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình đào tạo

03 Xây dựng chương trình giảng dạy (Về nội dung và phương thức đánh giá)

04 Xin Quyết định phê duyệt của Giám đốc Trung tâm về việc tổ chức chương trình đào tạo

05 Xin mượn/thuê phòng học làm địa điểm tổ chức chương trình đào tạo

06

Chuẩn bị các trang thiết bị, công cụ dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo:

+ Hệ thống âm thanh, ánh sáng (1-2 mic) + Có bảng, viết/phấn

+ Bàn ghế có thể di chuyển để lập nhóm trao đổi

+ Chuẩn bị đầy đủ các học cụ: Giấy A0, giấy A4, giấy màu, các loại giấy note, keo, kéo, viết lông, viết dạ quang,…

07 Liên hệ giảng viên tham gia chương trình đào tạo

08 Soạn thư mời, nội dung đăng truyền thông về chương trình đào tạo 09 Thiết kế, in ấn poster, standee truyền thông về chương trình đào tạo 10 Đăng tải thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng

(Website, fanpage)

11 Soạn và gửi thư mời khách tham dự buổi khai giảng và bế mạc chương trình đào tạo

12 Tạo link đăng ký và tiếp nhận thông tin học viên đăng ký tham gia chương trình đào tạo

71

13 Chuẩn bị tài liệu và slide bài giảng cho chương trình đào tạo 14 In ấn tài liệu cho học viên tham gia chương trình đào tạo 15 Lập danh sách ký tên điểm danh

16 Lập bảng khảo sát, đánh giá sau khi kết thúc chương trình đào tạo 17 Thiết kế, in ấn giấy chứng nhận tham gia chương trình đào tạo

18 Lập danh sách các học viên được cấp giấy chứng nhận và danh sách học viên ký nhận giấy chứng nhận

19 Gửi ký tên, đóng dấu chướng nhận tham gia chương trình đào tạo 20 Chuẩn bị nhân sự chụp hình/quay phim cho chương trình đào tạo 21 Chuẩn bị teabreak (Nước uống, bánh, trái…) cho các học viên tham

gia chương trình đào tạo

22 Soạn báo cáo tổng kết nhiệm vụ

Đánh giá ưu khuyết điểm (bất lợi/có lợi) của mô hình ươm tạo cải tiến (mô hình ươm tạo mới):

Ưu điểm (có lợi)

Đã bổ sung thêm các nội dung hỗ trợ khởi nghiệp thiết thực vào mô hình ươm tạo doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả cho chương trình ươm tạo doanh nghiệp tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao.

Khuyết điểm (bất lợi)

Do nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp biến thiên và thay đổi theo từng giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình kinh tế thị trường – văn hóa – xã hội – pháp luật nên mô hình ươm tạo doanh nghiệp cải tiến không đúng cho mọi doanh nghiệp khởi nghiệp ở mọi thời điểm. Vì vậy, Trung tâm Ươm tạo cần thường xuyên đổi mới, cập nhật liên tục các nội dung hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

72

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

Trong thời gian vừa qua, hoạt động của các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp đã tạo ra những chuyển biến mới về cách thức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng cường mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau và với các đối tác trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với nhu cầu phát triển mạnh mẽ hiện nay, đặc biệt là phong trào khởi nghiệp, các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, nhất là các cơ sở công lập, đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế về điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao nói riêng, không thực sự thu hút nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp quan tâm và tham gia vào chương trình ươm tạo doanh nghiệp. Để tìm kiếm nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục vấn đề này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí minh”.

Nghiên cứu giúp tìm ra các điều kiện cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao nói riêng mà mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp hiện tại chưa đáp ứng được. Từ đó, giúp đề xuất các chính sách, biện pháp điều chỉnh lại mô hình ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Tp. Hồ Chí Minh phù hợp hơn với nhu cầu hỗ trợ thực tế của doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm thu hút và thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp công nghệ cao tham gia chương trình ươm tạo.

Cụ thể, nghiên cứu đã khám phá và kiểm định 08 nội dung hỗ trợ thiết thực theo nhu cầu doanh nghiệp khởi nghiệp và bổ sung vào mô hình ươm tạo doanh

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)