-Hoa lan, cây kiểng và hoa các loại. -Nấm, cây dược liệu.
-Giống cây trồng. -Rau an toàn.
-Các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp…. -Lĩnh vực thuỷ sản.
Căn cứ vào tiêu chí công nghệ để kêu gọi đầu tư vào Khu NNCNC, các lĩnh vực ươm tạo phải thoả mãn các tiêu chí công nghệ sau đây:
47
+ Ứng dụng sinh học phân tử trong giám định bệnh hại cây trồng.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp: phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh,…và công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: vi sinh vật phân hủy xác bã động - thực vật, vi sinh vật xử lý nước thải,…
+ Công nghệ sản xuất và ứng dụng các bộ KIT chuẩn đoán nhanh bệnh hại cây trồng và vật nuôi: thuốc thử, que thử (test strip), đoạn mồi (primers), kháng thể (antibody),…
-Sản xuất cây giống bằng công nghệ: Nuôi cấy mô hom cải tiến; Kỹ thuật vi ghép (micro-grafting); Nuôi cấy mô tế bào (tissue culture); Nuôi cấy bao phấn; Chuyển gen chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận; Chọn tạo giống mới bằng gây đột biến gen (sử dụng kỹ thuật hạt nhân, hoá chất…).
- Công nghệ canh tác kỹ thuật cao: Thủy canh (hydroponic), màng dinh dưỡng (deeppend and flooting board technology), khí canh, trồng cây trên giá thể; Công nghệ trồng cây có mành phủ PE; Sử dụng các hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước,… có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động; Công nghệ trồng cây trong nhà kính-nhà lưới có hệ thống điều khiển tự động và bán tự động.
-Công nghệ mới trong bảo quản nông sản: điều chỉnh khí CO2, enzim… - Ứng dụng vật liệu mới trong sản xuất: giá thể, chất giữ ẩm, khay ươm cây giống, màng phủ nông nghiệp, màng bao trái,…
- Ứng dụng công nghệ thông tin (computer), tự động hóa trong canh tác: điều tiết nhiệt độ, ẩm độ, cường độ và thời gian chiếu sáng; chế độ bón phân, tưới tiêu,…