Hiện có rất nhiều định nghĩa về kết quả hoạt động của doanh nghiệp và hệ thống đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Business performance
measurement system). Monica và cộng sự (2007)58 đã thống kê hơn 300 tài liệu
(có từ năm 1990 đến năm 2003) bao gồm các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học, sách, báo cáo khoa học,… Tùy theo mục tiêu nghiên cứu hay đo lường mà có những khái niệm khác nhau, dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu:
Theo Kaplan và Norton (1993)59: “Kết quả của doanh nghiệp được xác định từ 04 nhóm thành phần cơ bản, bao gồm: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập phát triển. Nó xây dựng cơ sở để chuyển nội dung chiến lược
55 Radas, S. and Bozic, L., The antecedents of SME innovativeness in an emerging transition Economy, Technovation, 2009, 438-450.
56 Grimaldi, R. and Grandi, A., Business incubators and new ventures creation: an assessment of incubating models, Technovation, 2005, 111-121.
57 Zain, M. and Kassim, The influence of internal environment and continuous improvements on firms competitiveness and performance, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 2012, 26-32.
58 Monica et al. Towards a definition of a business performance measurement system. International Journal of Operations Production Management, 2007, 784-801.
59 Kaplan, R. S., and D. P. Norton., Putting the balanced scorecard to work, Harvard Business Review (September/October), 1993, 134-147.
15
kinh doanh thành các điều kiện thực hiện”. Năm 2007, Kaplan và Norton đã đề cập đến yếu tố về tài chính, quá trình đáp ứng nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm và tạo ra năng lực của doanh nghiệp. Nó phản ánh tính hệ thống trong các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và thích ứng với môi trường năng động của doanh nghiệp.
Từ sau những năm 1980, các tác giả không còn đo lường kết quả chỉ bằng những tiêu chí tài chính đơn thuần nữa như: tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư (ROI), tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận thuần,... mà còn chú trọng đến các tiêu chí phi tài chính khác như: thị phần, sự thỏa mãn của khách hàng, chất lượng sản phẩm, thỏa mãn của người lao động,... ngoài ra, chính những tiêu chí phi tài chính này khi xét về lâu dài mới là yếu tố cốt lõi để giúp cho các nhà quản trị có thể điều chỉnh và đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Carlos và cộng sự (2011)60 đánh giá ở phạm vi phân tích kỹ thuật về lý thuyết kết quả hoạt động của doanh nghiệp và đo lường kết quả hoạt động lại nêu lên được 05 đặc trưng chung nổi bật của các định nghĩa, bao gồm:
-Tính linh hoạt của các chỉ tiêu đo lường;
-Tính quan trọng của thông tin trong suốt quá trình đo lường; -Cách tiếp cận mang tính chiến lược trong mỗi nỗ lực đo lường;
- Tầm quan trọng của yếu tố con người quyết định sự thành công trong quá trình đo lường;
-Khái niệm kết quả hoạt động và đo lường kết quả hoạt động ngày càng được cải tiến và quan trọng hơn nữa đối với doanh nghiệp.
Tóm lại: Trên cơ sở khi xem xét kết luận của Marr & Schiuma (2003)61
“Hệ thống đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp chưa nhất quán, không giống nhau, nên việc sử dụng công cụ đo lường nào hoàn toàn là do mục tiêu quản trị. Càng có nhiều nghiên cứu về đo lường kết quả của các lãnh vực: quản trị chiến lược, quản trị vận hành, quản trị nhân sự, kế toán, kiểm toán,... càng có đóng góp làm phong phú thêm kiến thức, tính tiếp cận đa dạng và hoàn thiện”.
Do các nhà khởi nghiệp có sự khác nhau về các đặc trưng cá nhân và họ cũng cảm nhận khác nhau về môi trường kinh doanh, hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của họ cũng khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng các đặc điểm cá nhân có liên quan đến năng lực khởi nghiệp và môi trường kinh doanh có mối liên hệ mật thiết với kết quả thực hiện của doanh nghiệp.
60 Carlos et al, Performance measurement practices in manufacturing firms revisited, International Journal of Operations & Production Management, 2011, 520-530.
61 Marr, B. and Schiuma, G.,. Business performance measurement – past, present, and future, Management Decision. 2003; 680-700.
16
Khoảng thời gian một vài năm đầu tiên là thời điểm khó khăn nhất của doanh nghiệp: phải đối mặt với khoản lãi vay lớn khi vay vốn đầu tư, chi phí cố định còn cao, thị phần còn nhiều hạn chế do đó các chỉ tiêu đo lường hiệu quả về mặt tài chính còn thấp và rất khó để kết luận rằng doanh nghiệp mới hình thành này đã thất bại, do đó cần đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp bằng những chỉ tiêu phi tài chính (non-financial criterial). Việc đo lường nên nhấn mạnh đến các chỉ tiêu như sự thoả mãn của người lao động và khách hàng. Các nhà nghiên cứu khác đã bổ sung các yếu tố phi tài chính đo lường kết quả như cảm nhận về sự thành công và tăng trưởng của doanh nghiệp, triển vọng phát triển trong tương lai và sự thỏa mãn các mục tiêu ban đầu của nhà khởi nghiệp (Shane và Venkataraman, 2000)62. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả phi tài chính thể hiện kết quả hoạt động thường bao gồm: sự hài lòng của người chủ doanh nghiệp và sự phát triển của đơn vị, cảm nhận về sự hài lòng của khách hàng, cảm nhận sự hài lòng của người lao động, mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng, xây dựng môi trường làm việc gắn bó, sản phẩm/ dịch vụ được chấp nhận trên thị trường và tạo dựng được hình ảnh của doanh nghiệp (Chandler và Hanks, 1994)63. Các chỉ tiêu tài chính đo lường kết quả kinh doanh trong nghiên cứu này sẽ bao gồm: sự gia tăng doanh số, sự tăng trưởng của lợi nhuận, sự gia tăng đáng kể về thị phần và hiệu quả.