Hình thành mô hình Trung tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Sihub đủ điều kiện để hỗ trợ phát triển các dự án đổi mới sáng tạo, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đánh dấu sự tham gia của Nhà nước trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là sáng kiến triển khai mô hình Nhà nước hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức kết nối và chia sẻ nguồn lực;
Thành phố đã trở thành cái nôi hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho gần 2.517 dự án khởi nghiệp trong các khâu hoàn thiện sản phẩm, hoàn chỉnh mô hình
26
kinh doanh, kết nối thị trường trong và ngoài nước, tư vấn tài chính, phát triển ý tưởng khởi nghiệp; Tổ chức, phối hợp tổ chức các sự kiện kết nối các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các chuyên gia, cố vấn (Mentor), quỹ đầu tư, thị trường thông qua các Diễn đàn, Hội nghị/ Hội thảo, các buổi tư vấn vềtài chính, hoàn thiện, phát triển ý tưởng/ sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo; các hội chợ, chợ phiên khởi nghiệp; Mỗi năm có hơn 500 sự kiện khởi nghiệp được tổ chức ở cả 2 khối nhà nước và tư nhân; Từ năm 2016 đến nay đã có gần 80 cuộc thi về khởi nghiệp được tổ chức thu hút hơn 3.000 dự án khởi nghiệp đổi sáng tạo đăng ký tham gia; Theo thống kê mỗi năm, trung bình có khoảng 350 dự án được ươm tạo tại các cơ sở ươm tạo nhà nước
Hoạt động truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và xây dựng văn hóa khởi nghiệp được thực hiện qua hàng ngàn bài viết, clip trên các báo đài về những giải pháp đổi mới sáng tạo, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ, các câu chuyện khởi nghiệp điển hình của Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, sự kiện thường niên “Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (WHISE)” từ năm 2017, Giải thưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Thành phố (I-Star) từ năm 2018… mở ra những cơ hội quảng bá hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố và thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, Thành phố đã thu hút được ngày càng nhiều các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư đến từ Phần Lan, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Singapore, Thái Lan, Israel, Thụy Sĩ, Úc, New Zealand,... tham gia vào hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố với các chương trình cụ thể như: đưa startup Việt ra thế giới “Runway to the World”, hợp tác của Công ty Phần mềm Quang Trung với Quỹ đầu tư khởi nghiệp International Accelerator (IA) và Công ty MagRabbit-MR (Mỹ), hợp tác với Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng Shinhanbank, Tập đoàn Lotte, Microsoft Việt Nam…
Mỗi năm Thành phố đã phối hợp với các cơ sở ươm tạo và trường Đại học tổ chức gần 10 cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các cuộc thi này đã thu hút hơn 1000 dự án đăng ký tham gia, trung bình sẽ có khoảng gần 200 dự án được lựa chọn từ các dự án này để đưa vào các chương trình ươm tạo tại các cơ sở ươm tạo. Trong giai đoạn vừa qua Thành phố đã phối hợp với các cơ sở ươm, trường đại học thực hiện ươm tạo và phát triển sản phẩm, công nghệ cho hơn 950 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thúc đẩy hoạt động ĐMST trong các trường học thông qua việc hình thành các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động ĐMST và đào tạo STEM. Đến nay đã có 14.730 giáo viên, 149.187 học sinh được đào tạo về STEM; Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ sáng tạo, hoạt động sáng tạo trong trường học, đến nay đã có 2.697 câu lạc bộ sáng tạo trong trường học và 7.474 hoạt động, cuộc thi.
27
Xây dựng Bộ giáo trình đào tạo khởi nghiệp ĐMST theo chuẩn của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) do trường Đại học Bách Khoa chủ trì. Nhiệm vụ đã được nghiệm thu vào tháng 10 năm 2020.
Ngoài ra, Thành phố đã triển khai thực hiện thúc đẩy ĐMST trong khu vực công nhằm đề xuất mô hình ĐMST trong công tác quản lý giúp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước của từng ngành/lĩnh vực, đồng thời đặt ra những vấn đề trong từng ngành/lĩnh vực để cộng đồng cùng tham gia đề xuất các giải pháp, định hướng sáng tạo (có sự hỗ trợ, định hướng của nhà nước) để giải quyết vấn đề, góp phần thúc đẩy ngành/lĩnh vực phát triển, cụ thể:
Tổ chức cuộc thi dành cho các dự án khởi nghiệp ĐMST nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh (HIST). Đây là cuộc thi dành cho các dự án khởi nghiệp, ĐMST ngành du lịch nhằm tuyển chọn những dự án có tính sáng tạo trong giải pháp, sản phẩm, công nghệ … phù hợp với sự phát triển ngành du lịch tại Thành phố. Tổ chức Cuộc thi “Dự án ĐMST ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) của thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 (HAI-2020)”. Sở KH&CN và Sở Xây dựng đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy ĐMST trong lĩnh vực xây dựng (InnoBuild) để huy động nguồn lực của xã hội và của nhà nước cùng đầu tư phát triển lĩnh vực xây dựng. Sự kiện kết nối sáng tạo với chủ đề “Vật liệu và công nghệ mới phục vụ nhu cầu xây dựng nhà ở vừa túi tiền cho người có thu nhập thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh”1 đã thu hút gần 40 chuyên gia, nhà khoa học tại các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức KH&CN và các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp KH&CN lĩnh vực vật liệu và công nghệ, xây dựng cùng trao đổi thảo luận và tìm kiếm ý tưởng, đối tác để giải quyết vấn đề liên quan đến Vật liệu và công nghệ mới phục vụ nhu cầu xây dựng nhà ở cũng như kết nối chia sẻ, kết nối cung – cầu, thúc đẩy hợp tác thương mại kết quả nghiên cứu. Tại sự kiện, Sở Xây dựng đã đặt hàng doanh nghiệp về: Các loại vật liệu và công nghệ xây dựng nhà ở giá thấp, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; Công nghệ xây dựng mới, hiện đại, rút ngắn thời gian và hạ giá thành sản phẩm; Công nghệ xây dựng hiện đại dễ tiếp cận và triển khai thực hiện,…
Hoạt động truyền thông cho khởi nghiệp ĐMST được thực hiện thông qua cổng thông tin ĐMST của Thành phố, tổ chức và phối hợp tổ chức các sự kiện về khởi nghiệp và ĐMST. Đã đăng tải hàng ngàn bài viết, clip trên các trang ĐMST, các báo đài về những giải pháp ĐMST, mô hình ứng dụng KH&CN, các câu chuyện khởi nghiệp điển hình của Thành phố. Đặc biệt, sự kiện thường niên “Tuần lễ ĐMST và khởi nghiệp (WHISE)” với trên 30 sự kiện/năm như các cuộc thi khởi nghiệp, các giải thưởng về khởi nghiêp, các hội thảo chuyên đề, các sự kiện kết nối, các chương trình triển lãm sản phẩm cho doanh nghiệp khởi nghiệp… mở ra những cơ hội phát triển kinh doanh quốc tế cho các đơn vị
28
khởi nghiệp giai đoạn đang phát triển, qua đó quảng bá hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố và thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, Giải thưởng khởi nghiệp và ĐMST Thành phố (I-Star) và Giải thưởng Sáng tạo Thành phố được tổ chức từ năm 2018 nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp và ĐMST, đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành một trong những địa phương có hệ sinh thái khởi sáng tạo năng động nhất trên cả nước. Các hoạt động của hệ sinh thái ngày càng sôi động, quy mô của các thành phần được mở rộng, đã kết nối trên 40 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (cơ sở ươm tạo, tăng tốc, không gian làm việc chung, Quỹ đầu tư); thiết lập nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu 134 phòng thí nghiệm, 626 chuyên gia, 275 tổ chức KH&CN,... Qua đó đã giúp các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung và doanh nghiệp nói riêng có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức, vai trò của KHCN&ĐMST. Ngoài ra, đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động kết nối, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho hoạt động hỗ trợ ươm tạo và ĐMST, góp phần trong việc phát triển bền vững hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Thành phố. Tổng số các nhóm, các doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 ước khoảng 2.200 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 55% so với cả nước (khoảng 4.000 doanh nghiệp. Vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào các startup Việt đã tăng 6 lần trong giai đoạn 2015-2018, từ 140 triệu USD lên gần 900 triệu USD. Nhờ đó, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Việt nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng hàng đầu, còn về quy mô hiện đã vươn lên vị trí thứ 3 (2019) từ vị trí thứ 6 (2015) trong khu vực. Trong kết quả này có phần đóng góp tích cực của thành phố Hồ Chí Minh với quy mô về nguồn lực, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp và thu hút vốn đầu tư mạo hiểm. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, năng suất lao động nâng lên rõ rệt. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP tăng liên tục qua các năm, năm 2016 là 35,3%, năm 2020 ước đạt 42%, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 38,42%, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (33,17%) và (2) Năng suất lao động bình quân của Thành phố cao hơn 2,6 lần so với bình quân cả nước. Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hợp quốc (WIPO) công bố tại Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, Chỉ số sáng tạo toàn cầu của Việt Nam từ vị trí thứ 59 vào năm 2016 vươn lên vị trí số 42 trong bảng phân loại chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu vào năm 2020, tăng 17 bậc so với với năm 2016, chính thức vượt qua Thái Lan, Với thứ hạng này, Việt Nam giữ vị trí số một trong nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á; Việt Nam cũng đã trở thành quốc gia có
29
chỉ số sáng tạo cao nhất trong nhóm 26 quốc gia có thu nhập trung bình thấp, và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore và Malaysia.