Thách thức của các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 52)

2.1.1. Thách thức của SME nói chung

Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI) vào tháng 04/2021, hiện nay cả nước có hơn 160.000 doanh nghiệp, trong đó chiếm 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Các doanh nghiệp khởi nghiệp đóng góp khoảng 40% GDP và tạo công ăn việc làm cho khoảng 26% lực lượng lao động cả nước.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư đến cuối năm 2020, hai trung tâm kinh tế lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM chiếm đến 52% số lượng doanh nghiệp và 50% số vốn đăng ký của cả nước. Như vậy các doanh nghiệp khởi nghiệp là một lực lượng đông đảo của nền kinh tế Việt nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp lại tương đối hạn chế về trình độ quản lý, tài chính, công nghệ và nhân lực để có thể đổi mới công nghệ và phát triển kinh doanh bền vững. Theo thống kê của Cục phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, qui mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng cạnh tranh còn yếu. Gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và gần 90% doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng.

Thách thức lớn nhất đối với nông nghiệp khi gia nhập WTO là khả năng cạnh tranh khốc liệt của các hàng nông sản trong nước với hàng ngoại nhập có chất lượng cao. Sau khi gia nhập WTO, chúng ta sẽ phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường cả ngoài nước lẫn trong nước.

Nước ta chưa sản xuất được sản phẩm nông nghiệp chuẩn mực như nhiều nước khác vì chưa có nền sản xuất lớn, chưa sản xuất tập trung, chưa có các quy trình kỹ thuật chuẩn, chưa kết nối được giữa sản xuất và tiêu thụ... Cho đến nay mà 90% sản phẩm nông nghiệp còn được bán ra ở dạng thô và 60% sản phẩm bị bán ép với giá thấp. Sản xuất còn rất manh mún, nhỏ bé.

Với những khó khăn như vậy, việc các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thường gặp thất bại dẫn đến phá sản là rất dễ xảy ra. Tình trạng các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động đã đi đến phá sản đã gây lãng phí và tổn thất lớn cho nền kinh tế. Làm thế nào để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up business), đặc biệt là các

33

doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp là một vấn đề mà rất nhiều nhóm đối tượng trong xã hội bao gồm cả các nhà kinh doanh, các nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm.

2.1.2. Hiện trạng của các doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao nghệ cao

Ngành nông nghiệp Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Trong những năm vừa qua, nền nông nghiệp đã không ngừng phát triển, từng bước được hiện đại hoá, phát huy vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế. Năm 2017, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 36,44 tỷ USD và năm 2018 đang phấn đấu xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt trên 40 tỷ USD. Tuy vậy, những đổi mới mà ngành nông nghiệp đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên, lao động và những cơ hội do cách mạng khoa học công nghệ mang lại cùng kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế tạo ra cho đất nước. Quy mô tổ chức sản xuất còn manh mún, chất lượng và giá trị gia tăng của nông phẩm chưa cao; động lực phát triển của nông nghiệp theo cơ cấu hiện nay đã tới hạn, khả năng ứng phó thiên tai do biến đổi khí hậu còn hạn chế.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, vừa tạo ra cơ hội mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp, người sản xuất trong nước với nhiều lý do: (1) Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất và rất cần có sự cải cách thể chế một cách bài bản, thực chất, nghiêm túc và hiệu quả hơn; (2) Thị trường xuất khẩu rộng mở, cạnh tranh cao; (3) Môi trường đầu tư cần phải cải cách mạnh mẽ; (4) Trình độ khoa học và công nghệ cần được nâng cao, nhất là nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phục vụ hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu hoặc trong cả chuỗi sản xuất để mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng các vùng nông nghiệp công nghệ cao.

Vì vậy, sự ra đời Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025" và Quyết định số 1665/QĐ- TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" sẽ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên trong cả nước.

34

2.1.3. Thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Năm 2015, cả nước có 3.643 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2020 có 1.055 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp được thành lập mới. Và đến tháng 3/2021, cả nước có 13.280 DN trong ngành Nông nghiệp. Với mức tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua – đã cho thấy hiệu quả của chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Tuy nhiên, DN trong ngành Nông nghiệp vẫn chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này còn hạn chế, chỉ chiếm 2,9% tổng số dự án FDI, chưa đến 1% tổng số vốn của FDI.

Thời gian qua, với chủ trương khuyến khích của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều DN thuộc các thành phần kinh tế đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như đầu tư của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty TNHH Ba Huân, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính của Tập đoàn Việt Úc đầu tư tại Bạc Liêu… và bước đầu đã khẳng định hiệu quả. Đặc biệt, vài năm gần đây, số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp gia tăng, trong đó có nhiều DN, tập đoàn lớn như: TH Truemilk, Dabaco, Vingroup, Hòa Phát… quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ sang nền sản xuất hàng hóa tập trung thời gian gần đây cũng đã ghi nhận nhiều kết quả quan trọng. Nhiều ngành sản xuất nông nghiệp như sữa, thủy sản, chăn nuôi đã “tiệm cận” công nghệ hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, số lượng DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện còn rất khiêm tốn. Tính chung cả nước chỉ có khoảng 1% tổng số DN đầu tư vào nông nghiệp. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có nhiều nhưng tựu chung là do những nội dung cốt yếu sau:

Thứ nhất, chủ trương tích tụ ruộng đất và chính sách dồn điền đổi thửa, tạo lập một thị trường chuyển nhượng đất đai khi triển khai còn lúng túng, nhiều vấn đề chưa rõ và chưa được hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, DN không có diện tích đất đủ lớn để đầu tư sản xuất – kinh doanh.

Khảo sát cho thấy, những DN đầu tư vào nông nghiệp thành công chủ yếu là những DN hợp tác, khai thác sử dụng đất của các nông, lâm trường quốc doanh.

Trong thời gian qua, đã xuất hiện một số cách làm trong việc tích tụ ruộng đất cho DN đầu tư như: DN chủ động đàm phán, ký kết hợp đồng hợp tác với từng hộ nông dân; chính quyền địa phương đứng ra thay mặt các hộ nông dân ký hợp đồng với DN; người dân góp cổ phần vào DN bằng quyền sử dụng đất hay hình thức hợp đồng 3 bên (DN, chính quyền địa phương – người dân).

Mỗi hình thức nêu trên đều có những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề tiềm ẩn, khó khăn khi có sự xung đột quyền lợi trong thực hiện hợp đồng. Nguy

35

cơ không thực hiện đúng hợp đồng, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đến từ cả hai phía (cả người dân và DN) luôn hiện hữu, trong khi chế tài theo pháp luật về hợp đồng kinh tế lại chưa thể xử lý triệt để, thỏa đáng để người dân có thể yên tâm nhường quyền sử dụng đất cho DN và DN cũng yên tâm khi đầu tư vào nông nghiệp.

Thứ hai, mức hỗ trợ cho DN nông nghiệp còn thấp, chưa đủ sức hấp dẫn đầu tư cũng như chưa bảo vệ được DN nông nghiệp Việt Nam trước sức cạnh tranh của DN nước ngoài. Nông nghiệp là một trong những ngành xuất siêu nhiều nhất, mang lại giá trị nhiều nhất, song chính sách hỗ trợ lại hầu như ít nhất. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), mức hỗ trợ nông nghiệp ở nước ta hiện nay chỉ chiếm 7%, chủ yếu qua hệ thống khuyến nông và cắt giảm một số loại phí, trong khi đó, ở một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc có mức hỗ lên tới 55% – 60%.

Thứ ba, DN, nhất là DN nhỏ và hộ nông dân vẫn còn khó tiếp cận nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư. Theo báo cáo của ngành Ngân hàng, đến cuối tháng 3/2021, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 2,3 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,6 % tổng dư nợ nền kinh tế. Như vậy, tỷ lệ tín dụng cho nông nghiệp ở nước ta còn thấp, trong khi dân số, lực lượng lao động, nhu cầu, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên trong lĩnh vực này rất lớn.

Thứ tư, thị trường nông nghiệp không ổn định. Hiện nay, đại đa số hộ sản xuất, hợp tác xã, DN nông nghiệp nhỏ và vừa chưa dám đầu tư lớn vào nông nghiệp do chưa tham gia được vào các chuỗi giá trị của những tập đoàn, DN lớn. Số liệu thống kê cho thấy, tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu Việt Nam hiện mới có khoảng 21%, trong khi Thái Lan là 36%, Malaysia là 45%. Vì vậy, những rủi ro về thị trường, sự phá vỡ hợp đồng giữa DN với nông dân vẫn thường xuyên xảy ra, gây tâm lý sợ hãi không dám đầu tư. Mối quan hệ hợp đồng giữa nông dân và DN chưa đủ ràng buộc trách nhiệm.

Thứ năm, chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa được quan tâm phát triển đúng mức. Mức độ rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là rất lớn, việc không có cơ chế bảo hiểm, ngân hàng sẽ khó có thể thể mạo hiểm cho DN vay vốn đầu tư…

2.2.Thực trạng HST KN trong lĩnh vực NNCNC ở TPHCM 2.2.1. Khoa học và công nghệ 2.2.1. Khoa học và công nghệ

Là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học lớn nhất của cả nước, TP.HCM cũng là trọng điểm chuyển giao công nghệ và tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Do vậy sự phát triển khoa học – công nghệ tại thành phố sẽ tác động khá lớn đến trình độ công nghệ, cấu trúc các ngành công nghiệp, môi trường kinh doanh và chuyển giao công nghệ của quốc gia.

36

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng sự phát triển khoa học – công nghệ còn nhiều bất cập. Thực trạng của khoa học – công nghệ thể hiện qua những vấn đề sau:

Một là, một số nghiên cứu cho thấy 90% hợp đồng chuyển giao chảy vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại Bộ khoa học – công nghệ, đến nay mới chỉ có trên 200 hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt, đăng ký, chiếm phần rất nhỏ trong số các dự án chuyển giao công nghệ triển khai tại Việt Nam. Theo báo cáo về sức cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy tính trên 104 nền kinh tế được nghiên cứu thì Việt Nam xếp hạng 79 về mức độ sử dụng bằng sáng chế, hạng 99 về mức sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài, hạng 77 về năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) và xếp hạng về công nghệ là 92, cách nước cuối cùng 12 bậc. Tình trạng công nghệ trong nước đang xuống cấp trầm trọng, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45% thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cần phải đầu tư nâng cấp và 30- 40% cần thay thế. Mũi nhọn công nghiệp là cơ khí đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất, đầu tàu kinh tế của cả nước là TP. HCM cũng chỉ có 25% doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến, 32% ở mức trung bình, còn lại là dưới trung bình và lạc hậu, trong đó doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu chiếm 20%. Trong xu hướng hội nhập, có thể thấy các doanh nghiệp đang ở tình trạng “cấp bách” của việc đổi mới công nghệ. Thế nhưng hiện nay có hai xu hướng:

+ Các doanh nghiệp có thái độ thờ ơ với việc nâng cao trình độ công nghệ, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, tuy chiếm tỷ trọng lớn về tài sản và năng lực nhưng còn nặng tính độc quyền, hưởng nhiều ưu đãi khiến cho các doanh nghiệp này vẫn kiếm được lợi nhuận mà không cần đổi mới thiết bị.

+ Do trong những năm đầu của quá trình đổi mới công nghệ, chi phí sản xuất đơn vị cao, dẫn đến giá thành của hàng sản xuất trong nước cao hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu từ nước ngoài, hạn chế hơn nữa khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp. Đây là điều mà doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc khi quyết định đầu tư nâng cao trình độ công nghệ.

Như vậy, đầu tư công nghệ mới sẽ đặt doanh nghiệp trước những khó khăn: khả năng cạnh tranh về giá, sức ép lãi vay vốn và năng lực tiếp thu làm chủ công nghệ. Nhưng nếu chậm đổi mới công nghệ thì trước mắt doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh và rủi ro của doanh nghiệp ngày càng cao trong dài hạn.

Hai là, hiện nay có hai nguồn cung cấp công nghệ căn bản: (1) nhập khẩu và (2) tự nghiên cứu và triển khai. Thời gian qua chúng ta khá phụ thuộc vào công nghệ nhập và đã không kiểm soát được do khả năng tiếp thu công nghệ

37

kém. Tại TP.HCM, có 61% doanh nghiệp rất phụ thuộc thiết bị nhập khẩu, 32% ít phụ thuộc và chỉ có 7% là không phụ thuộc. Để đảm bảo nguồn cung công nghệ theo hướng nội sinh thì bản thân ngành khoa học – công nghệ phải có những nền tảng cần thiết: (1) đội ngũ nghiên cứu giỏi, (2) cán bộ quản lý có năng lực, (3) cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu đầy đủ. Hiện tại TP cùng lúc đều yếu cả ba yếu tố này và chưa có một tổ chức nào đủ năng lực liên kết ba yếu tố này lại. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, quản lý thiếu hiệu quả, nguồn vốn hạn hẹp đã hạn chế năng lực nghiên cứu trên địa bàn và tạo một rào cản lớn cho sự phát triển. Trong khi đó, công nghệ nội địa đang bị lãng phí nghiêm trọng. Riêng TP.HCM, tập trung tới 90 viện nghiên cứu, trung tâm và 40 trường đại học, cao đẳng cùng gần 300.000 chuyên gia khoa học (chiếm 25% lực lượng khoa học – công nghệ cả nước) nên có ưu thế đặc biệt trong nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, khi đánh giá những kết quả thực tiễn của hoạt động nghiên cứu khoa học tại 15 tỉnh, thành phía Nam, nhiều nhà khoa học và doanh nghiệp trong khu vực đã cho rằng, “so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quy mô và mức độ ứng dụng khoa học – công nghệ trong thực tiễn thời gian qua còn thấp, chưa có những kết quả nghiên cứu khoa học – công nghệ có giá trị kinh tế và hiệu quả xã hội rộng lớn, chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ cán bộ khoa học trong vùng”

Trong nền kinh tế thị trường, không thể phát triển nền khoa học – công

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)