3.3.1. Xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể cho doanh nghiệp khi tham gia chương trình ươm tạo (đầu vào) và tốt nghiệp chương trình ươm tạo (đầu ra):
Các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào Trung tâm ươm tạo phải hội đủ các điều kiện sau:
-Các kết quả nghiên cứu khoa học phải là những sản phẩm cụ thể có khả năng thương mại hoá trong lĩnh vực nông nghiêp ứng dụng công nghệ cao.
-Các sản phẩm phải thuộc các lĩnh vực ưu tiên ươm tạo -Có kế hoạch kinh doanh khả thi
-Có nguồn vốn để có thể hoạt động ít nhất 6 tháng
-Tính sẵn sàng của các nguồn lực, tương thích với các tiện ích và chương trình ươm tạo.
-Cam kết tham gia các hoạt động khác của Trung tâm ươm tạo: hoạt động quảng bá, tham quan, gặp gỡ, giao lưu giữa các doanh nghiệp, các khoá huấn luyện ban đầu,…
Các điều kiện cơ bản để xem xét tốt nghiệp cho doanh nghiệp ươm tạo: -Doanh nghiệp đã có đội ngũ quản lý điều hành có năng lực.
64
-Đội ngũ nhân viên có khả năng sử dụng và phát triển công nghệ -Doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật -Có đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ -Có lợi nhuận trước thuế khoảng 10% doanh thu. -Có kế hoạch phát triển dài hạn
Việc xét tuyển sơ bộ doanh nghiệp đầu vào và hỗ trợ trước khi ươm tạo sẽ do Phòng Kỹ thuật và Hỗ trợ ươm tạo của Trung tâm ươm tạo tiến hành. Sau đó, việc tuyển chọn doanh nghiệp chính thức được ươm tạo tại Trung tâm ươm tạo sẽ do Hội đồng xét tuyển thực hiện. Hội đồng xét tuyển được thành lập theo quyết định của Trưởng Ban quản lý Khu NNCNC và đảm bảo các tiêu chí sau:
-Hội đồng tuyển chọn có khoảng từ 5-7 thành viên
-Trong số các thành viên, phải có nhà đầu tư, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật và pháp luật
-Thành viên có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế từ 5 năm trở lên; có kinh nghiệm tham gia tư vấn cho các doanh nghiệp; có tinh thần hợp tác và kiên định khi ra quyết định.
- Trung tâm ươm tạo sẽ tiến hành tự đánh giá xem xét hiệu quả ươm tạo theo định kỳ nhằm đảm bảo cải tiến liên tục, cập nhật kế hoạch của Trung tâm ươm tạo. Các nội dung đánh giá sẽ tập trung vào các yếu tố:
+ Hiệu suất hoạt động: tỷ lệ giữa đầu vào và đầu ra của Trung tâm ươm tạo hoặc của từng giai đoạn ươm tạo, hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và dịch vụ của Trung tâm ươm tạo trên thực tế so với kế hoạch.
+ Hiệu quả tài chính: kết quả cân đối thu chi, khả năng hoà vốn và khả năng tự chủ về doanh thu.
+ Tác động kinh tế - xã hội: mức độ tạo việc làm, tạo lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp đang ươm tạo và đã tốt nghiệp; tỷ lệ thương mại hoá kết quả nghiên cứu KH-CN, tỷ lệ thay thế hàng nhập khẩu….
Đồng thời, các doanh nghiệp tốt nghiệp và rời khỏi Trung tâm ươm tạo khi họ đã trưởng thành đến điểm mà họ không cần sự hỗ trợ từ Trung tâm ươm tạo và sẵn sàng để có một cơ sở riêng của chính họ. Lúc này, Trung tâm ươm tạo có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở dạng các hợp đồng phụ khi các công ty này có nhu cầu.
Các yếu tố xem xét và đánh giá:
- Sản phẩm: Mức độ hoàn thiện sản phẩm về mặt kỹ thuật và công năng sử dụng của sản phẩm
-Nhân sự:
+ Lãnh đạo: Doanh nghiệp phải có một đội ngũ lãnh đạo nòng cốt, có trình độ quản lý kinh doanh, có khả năng mở rộng thị trường cho công ty.
65
+ Đội ngũ kỹ thuật: Có khả năng điều chỉnh công nghệ để tương tác với những yêu cầu về kỹ thuật trong sản xuất; có lực lượng chuyên gia về công nghệ - kỹ thuật.
- Kế hoạch/chiến lược kinh doanh
+ Các mục tiêu chiến lược cụ thể và khả thi + Phù hợp với các dự trù tài chính
+ Sự rõ ràng và minh bạch các thông số tài chính
- Tuân thủ pháp luật: Hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, Đăng ký các nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền công nghệ.
Sau khi tốt nghiệp Trung tâm ươm tạo, các doanh nghiệp có thể tồn tại và hoạt động độc lập trên thương trường. Các doanh nghiệp này sẽ tạo ra một lượng hàng hoá chất lượng cao: các loại rau ăn quả và ăn lá sạch phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu; các loại giống rau màu cung cấp cho địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận; các giống hoa lan chất lượng cao…
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất xây dựng phiếu điểm đánh giá (có thể định lượng được) để có cơ sở đánh giá chất lượng đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp ươm tạo. Chi tiết phiếu đánh giá được tác giả trình bày chi tiết tại Phụ lục 4 và Phụ lục 5.
3.3.2. Hoạt động hỗ trợ trong quá trình ươm tạo
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ:
+ Cho thuê với giá ưu đãi văn phòng làm việc
+ Thực hiện các dịch vụ: điện thoại, tìm kiếm thông tin, đánh máy, fax, mail, gửi thư, quảng cáo, kế toán, tổ chức hội nghị, triển lãm, tham quan,…
+ Cho thuê hoặc tạo điều kiện cho phép sử dụng những phòng thí nghiệm, nhà học tập và chuyển giao công nghệ, hệ thống nhà kho, hệ thống nhà màng, nhà lưới, đất đai…. phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Thực hiện các hoạt động tư vấn của TTƯT:
+ Câu lạc bộ các nhà bảo trợ tư vấn (CLB BTTV), là một “mạng lưới” phi vụ lợi, tập hợp các chuyên gia, nhà đầu tư angel (còn gọi mentor, hay nhà đầu tư đỡ đầu) tự nguyện hợp tác với TTƯT trong việc giúp đỡ các công ty khởi nghiệp. CLB này sẽ phân công/mời/giới thiệu hội viên đến (miễn phí hoặc giá tượng trưng) các công ty khởi nghiệp.
+ TTƯT thu hút một số công ty broker, công ty tư vấn và dịch vụ, công ty đào tạo…theo các lĩnh vực quản trị kinh doanh, luật pháp, tài chính…hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp.
3.3.3. Kết nối chuyển giao ứng dụng KHCN
Hoạt động nghiên cứu triển khai của Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, các nghiên cứu của các Viện, Trường Đại học
66
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp.
Hội nghị, hội thảo, lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn ngày, các chương trình đào tạo từ xa, thực hành ngoại ngữ, các hội nghị khoa học, hội chợ triển lãm công nghệ
Trợ giúp đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ liên quan đến công nghệ, Trợ giúp chuyển giao công nghệ, Trợ giúp tạo ra, phát triển, thương mại hóa các công nghệ mới
3.3.4. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tài chính
Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các công ty khởi nghiệp gặp phải trong quá trình khởi nghiệp, đó là vốn. Các công ty này nhiều khi do những kỹ sư trẻ thành lập, khó có thể vay ở các ngân hàng vì không có thế chấp, vốn tự huy động không có nhiều. Trong khi đó, các công ty khi đưa sản phẩm mới ra thị trường phải tiêu tốn không ít. Do vậy khả năng giúp vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ, hay các quỹ đầu tư mạo hiểm được xem rất cần thiết. Thông thường trong quá trình thành lập ban đầu các DN có thể cần huy động vốn qua nhiều giai đoạn khác nhau: vốn mồi, vốn đầu tư mạo hiểm, vốn bắc cầu … Trung tâm ươm tạo sẽ làm cầu nối, bảo lãnh để các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn này. Đặc biệt, Trung tâm ươm tạo sẽ làm cầu nối cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ phát triển công nghệ do Sở Khoa học và công nghệ chủ trì.
3.3.5. Tăng cường trợ giúp thực hiện các hoạt động tiếp thị.
-Các hoạt động nghiên cứu thị trường chi phí thấp, xác định khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu và các cơ hội kinh doanh (địa phương), nghiên cứu các xu hướng thị trường, tổng quan về khách hàng, các bên tham gia chủ yếu, các nhà cạnh tranh.
- Hỗ trợ PR (xuất bản các câu chuyện thành công/thông tin công ty phù hợp trên các thông cáo báo chí, dành chỗ trưng bày các cuốn sách nhỏ giới thiệu, danh thiếp…).
-Tạo nên độ minh bạch và lòng tin đối với các doanh nghiệp ươm tạo, xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
3.3.6. Tiếp tục phát triển, mở rộng liên kết mạng lưới:
-Tạo các mối quan hệ cho các công ty để hỗ trợ có thể tiếp cận kiến thức, ý tưởng và đối tác kinh doanh và gắn Trung tâm ươm tạo với cộng đồng hỗ trợ kinh doanh hay các mạng lưới trung tâm ươm tạo doanh nghiệp quốc gia và quốc tế.
- Xúc tiến hoạt động hợp tác, kết nối các đối tác kinh doanh thích hợp, phát triển chuỗi cung ứng, xây dựng mô hình cụm ngành.
67
- Xúc tiến kết nối mạng lưới giữa các công ty ươm tạo, các doanh nhân mới khởi nghiệp, các nhà cung ứng dịch vụ…
3.3.7. Chăm sóc sau tốt nghiệp/Hoạt động hậu ươm tạo
-Cung cấp hỗ trợ trong giai đoạn sau ươm tạo khi các khách hàng chuyển sang các địa điểm mới, tiếp tục trợ giúp cho các khách hàng trước đây sau khi tốt nghiệp.
-Trợ giúp trong quá trình rời Trung tâm ươm tạo, tìm địa điểm thích hợp, cung ứng dịch vụ…
3.3.8. Xây dựng các chương trình đặc thù được thiết kế theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp riêng của doanh nghiệp
Hoạt động ươm tạo được xác định gồm ba gói chương trình chính và một số chương trình đặc thù bao gồm chương trình sau ươm tạo (post – incubation) được thiết kế theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp:
Chương trình 1: Hỗ trợ lập kế hoạch doanh nghiệp
Chương trình này cung cấp các dịch vụ trước ươm tạo, dành cho những đối tượng sẽ trở thành doanh nhân trước khi họ thành lập doanh nghiệp, chương trình sẽ chuẩn bị cho các đối tượng này đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn để được xét chọn gia nhập trung tâm ươm tạo. Các dịch vụ hỗ trợ trong giai đoạn này được thiết kế nhằm giúp cho đối tượng phát triển và hoàn chỉnh một kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng ban đầu. Đa số các đối tượng này thường xuất thân là những chuyên gia kỹ thuật: họ có thể là giảng viên đại học, chuyên gia của các viện nghiên cứu hay các kỹ sư, thậm chí là các sinh viên tài năng, họ là nguồn doanh nhân tiềm năng, là đối tượng TTƯT cần thu hút.. TTƯT sẽ hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh, cụ thể hóa kế hoạch kinh doanh, quản lý và lập kế hoạch tài chính, dự trù tài chính, tư vấn về ghi sổ và kế toán, chiến lược đầu tư, chiến lược quản lý nợ.
Ngoài chương trình đào tạo mở rộng kiến thức và các kỹ năng kinh doanh, họ còn được tiếp xúc các chuyên gia, truy cập cơ sở dữ liệu về công nghệ, thị trường, quản trị, tài chánh….giúp xây dựng và đánh giá tính khả thi của dự án kinh doanh.
Các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ bao gồm:
-Văn phòng làm việc, điện thoại, máy tính được truy cập internet và một số dữ liệu của Trung tâm ươm tạo..
-Chia sẻ sử dụng mạng các máy in, photocopy, fax, scaner…
- Chia sẻ sử dụng phòng họp, phòng huấn luyện trang bị Overhead projector, video recorder…
-Tiếp xúc các chuyên gia kỹ thuật, kinh tế, kế toán – tài chính, luật pháp, bảo hiểm…
68
Các dịch vụ khác bao gồm: trả lời điện thoại, phục vụ nước, bảo vệ, vệ
sinh văn phòng….
Chương trình 2: Hỗ trợ lập và khởi động doanh nghiệp/dự án
Các dịch vụ hỗ trợ trong giai đoạn này được thiết kế nhằm giúp những doanh nhân có kế hoạch kinh doanh đã được tuyển chọn gia nhập Trung tâm ươm tạo (doanh nhân không bắt buộc phải trải qua giai đoạn hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh). Mục tiêu của chương trình này là giúp thành lập doanh nghiệp mới và khởi động doanh nghiệp hoặc khởi động dự án kinh doanh (đối với những doanh nghiệp đã hoạt động).
Trung tâm ươm tạo sẽ hướng dẫn và giúp chủ doanh nghiệp lập các thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, tuyển dụng nhân viên, tổ chức ngày khai trương doanh nghiệp, đăng ký bản quyền và sở hữu công nghiệp… Trung tâm ươm tạo cũng có chương trình huấn luyện theo chuyên đề, tư vấn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để khởi động doanh nghiệp thành công: Hướng dẫn hợp đồng về chuyển giao công nghệ, triển khai mô hình tổ chức đơn giản và hiệu quả, hướng dẫn tiếp xúc và giải trình đề án xin tài trợ, huấn luyện nhân viên, quản trị dự án, xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược hợp tác, tổ chức đảm bảo chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật để hình thành nhanh mẫu sản phẩm (prototype). Tất cả các kiến thức và kỹ năng sản xuất – kinh doanh liên quan đến chương trình 1 và 2 được hỗ trợ triển khai trong một môi trường thân thiện nhằm đạt các mục tiêu đã xác định. Các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ bao gồm:
Văn phòng làm việc, ngoài các trang bị cơ bản như trong chương trình 1 nêu trên, văn phòng có sẵn các điểm kết nối giúp doanh nghiệp có thể bổ sung các thiết bị cần thiết.
Chia sẻ sử dụng mạng các máy in, photocopy, fax, scaner…
Chia sẻ sử dụng phòng họp, phòng huấn luyện trang bị Overhead projector, video recorder, monitor…
Sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm, hệ thống nhà màng, nhà lưới, nhà kho, đất đai tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao
Tham dự các buổi hội thảo, huấn luyện theo các chuyên đề.
Tiếp xúc các chuyên gia kỹ thuật, thị trường, kinh tế, kế toán – tài chánh, luật pháp, bảo hiểm…
Các dịch vụ khác bao gồm: điện thoại, bảo vệ, vệ sinh văn phòng….
Chương trình 3: Hỗ trợ phát triển kinh doanh
Chương trình này hỗ trợ doanh nhân hoàn chỉnh sản phẩm, thử nghiệm thị trường và tạo điều kiện giúp khai thác các cơ hội kinh doanh, xây dựng và phát triển các quan hệ đối tác với cộng đồng.
Chương trình này hỗ trợ phát triển kinh doanh nuôi dưỡng để doanh nghiệp có thể tồn tại trong thời gian đầu tiên, đây là thời kỳ phải vượt qua nhiều rủi ro,
69
thách thức và cũng giúp doanh nghiệp có đủ năng lực có thể hoạt động độc lập và hiệu quả khi rời TTƯT.
Các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ bao gồm:
Văn phòng làm việc, ngoài các trang bị cơ bản như trong chương trình 1 nêu trên, văn phòng có sẵn các điểm kết nối giúp doanh nghiệp có thể bổ sung các thiết bị cần thiết.
Chia sẻ sử dụng mạng các máy in, photocopy, Fax, scanner…
Chia sẻ sử dụng phòng họp, phòng huấn luyện trang bị Overhead projector, video recorder, monitor…
Sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm, hệ thống nhà màng, nhà lưới, nhà kho, đất đai tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao
Tham dự các buổi hội thảo, huấn luyện theo các chuyên đề
Tiếp xúc với các chuyên gia kỹ thuật, thị trường, kinh tế, kế toán-tài chánh, luật pháp, bảo hiểm…
Các doanh nghiệp sẽ cùng Ban Giám đốc Trung tâm ươm tạo họp định kỳ xem xét và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
Các dịch vụ khác bao gồm: điện thoại, nước, bảo vệ, vệ sinh văn phòng…
Tóm lại, dịch vụ ươm tạo các Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao bao gồm các dịch vụ phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ tài chính và các hỗ trợ về dịch vụ. Cụ thể như sau:
Hoạch định chiến lược, lập kế hoạch hoạt động.