Lựa chọn mô hình

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 69)

3.1.1. Các mô hình đề xuất

Hình 3.1 - Mô hình ươm tạo doanh nghiệp NNCNC hiện tại

50

Hình 3.3 - Mô hình ươm tạo doanh nghiệp NNCNC cải tiến đã được kiểm định

3.1.2. Lựa chọn mô hình

Phương pháp lựa chọn

Theo Aaron & cộng sự (2014) phương pháp thí nghiệm thực địa cho phép thiết kế và thực thi của những giải pháp sáng tạo để trả lời những câu hỏi tương thích mà rất khó để giải quyết theo cách khác. Trong khi bối cảnh lý tưởng nghiên cứu tác động đến sự tập trung có thể không thể có được dữ liệu quan sát, những nhà nghiên cứu sử dụng thí nghiệm thực địa có thể tạo ra những biến đổi ngoại sinh của chính người nghiên cứu để xác định rõ ràng mối quan hệ nhân quả này. Đặc tính này cho phép các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định

51

hướng tìm ra câu trả lời (question-driven) như có được sự ràng buộc bởi dữ liệu sẵn có, một luồng khí quan trọng đối với lĩnh vực này. Nghiên cứu thí nghiệm thực địa chiến lược thích hợp đánh giá những quy trình cụ thể và những hoạt động bên trong công ty do nguồn dữ liệu truyền thống không thể cung cấp nhiều chi tiết.

Kết quả của thí nghiệm thực địa có tiềm năng rất lớn để khám phá sâu sắc khả năng hoạt động đối với nhà quản lý tìm kiếm cải tiến hiệu quả công ty thông qua sự phát triển năng lực hoặc thiết lập một văn hóa công ty cụ thể. Có hai cách tiếp cận sử dụng phương pháp thí nghiệm thực địa chiến lược để làm sáng tỏ câu hỏi chiến lược lựa chọn của người quản lý hoặc là hiểu cách ảnh hưởng của khoảng kiểm soát lựa chọn phương án X tác động đến kết quả của doanh nghiệp (theo Rajan và Wufl, 2006); hoặc là tìm hiểu ảnh hưởng của khoảng kiểm soát về cơ chế M tác động đến kênh tương tác giữa nhà quản lý và cấp dưới (Bloom và cộng sự, 2009).

Cho nên, thí nghiệm thực địa chiến lược có thể thu được những hiệu ứng rộng hơn vì nhà nghiên cứu sẽ so sánh hiệu suất của các đơn vị kinh doanh được điều hành và kiểm soát. Thuận lợi của thí nghiệm thực địa chiến lược gồm hai mặt: (1) thí nghiệm trực tiếp kiểm tra một lựa chọn chiến lược quan trọng và đo lường ảnh hưởng của những tiêu chí hiệu suất chính; và (2) nó kiểm tra toàn bộ một lựa chọn chiến lược, nên thiết kế nghiên cứu này có thể tính đến toàn bộ tác động của lựa chọn chiến lược (Aaron & cộng sự; 2014).

Để khám phá các điều kiện cần hỗ trợ trong mô hình ươm tạo doanh nghiệp đến quyết định tham gia chương trình ươm tạo trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu được thực hiện thí nghiệm tình huống quyết định tham gia chương trình ươm tạo doanh nghiệp. Đối tượng tham gia thí nghiệm là lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Tình huống được lựa chọn thí nghiệm là quyết định tham gia chương trình ươm tạo doanh nghiệp, thí nghiệm được thực hiện trên các lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Tình huống được mô tả chi tiết về các nhu cầu cần hỗ trợ về hoàn thiện sản phẩm, thị trường, công nghệ, nguồn lực và bối cảnh cụ thể. Lãnh đạo được yêu cầu trình bày các phương pháp đưa ra quyết định tham gia chương trình ươm tạo doanh nghiệp. Các quyết định bị chi phối bởi các điều kiện cần hỗ trợ trong mô hình ươm tạo doanh nghiệp được ghi nhận vào kết quả nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu theo phương pháp thí nghiệm tình huống nhằm khám phá những hạn chế trong mô hình ươm tạo doanh nghiệp

Tác giả đã tiến hành khảo sát 10 nhà lãnh đạo là chủ các doanh nghiệp đang tham gia chương trình ươm tạo tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao bằng phương pháp thí nghiệm tình huống nhằm

52

khám phá những hạn chế trong mô hình ươm tạo doanh nghiệp tại Trung tâm hiện nay. Đề cương mô hình thí nghiệm được tác giả trình bày chi tiết tại Phụ lục 1 và danh sách các doanh nghiệp ươm tạo dự tham gia hoạt động khảo sát cho nghiên cứu này gồm:

Bảng 3.1 - Danh sách các doanh nghiệp tham gia hoạt động khảo sát cho nghiên cứu nhằm khám phá những hạn chế trong mô hình ươm tạo doanh nghiệp

STT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực ươm tạo

1 Công ty CP CNSH Việt Nam - Israel Chế phẩm sinh học phục vụ nông

nghiệp

2 Công ty CP KADO Việt Nam Chế biến và bảo quản sau thu hoạch

3 Công ty CP Khoa học Công nghệ Hóa

Sinh

Chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp

4 Công ty TNHH CNSH TVT Nuôi trồng, chế biến nấm ăn và nấm

dược liệu

5 Công ty TNHH Cricket One Nuôi trồng, chế biến đạm dế

6 Công ty TNHH MTV BIOBEST Chế phẩm sinh học phục vụ nông

nghiệp

7 Công ty TNHH Suru Suru Nuôi trồng, chế biến nấm ăn và nấm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dược liệu

8 Công ty TNHH Trồng rau sạch Đô thị Sài

Gòn Canh tác trong nhà màng

9 Công ty TNHH Vườn rau Nhà mình Sản xuất rau sạch ứng dụng công

nghệ cao

10 Công ty TNHH XNK Thiên Nhiên Việt Chế biến và bảo quản sau thu hoạch

Kết quả khảo sát thu thập được bằng phương pháp thí nghiệm về những hạn chế trong mô hình ươm tạo doanh nghiệp hiện nay ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình ươm tạo doanh nghiệp của các doanh nghiệp khởi nghiệp được tác giả tổng hợp lại và thể hiện chi tiết như sau:

Thứ nhất, công tác triển khai xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, tìm kiếm đối tác, các đơn vị tham gia và vận hành các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp còn thiếu đồng bộ, bị kéo dài, khiến trung tâm ươm tạo không có đầy đủ nguồn lực để hỗ trợ nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp khởi nghiệp (Về quỹ đất hỗ trợ, về công nghệ cần thiết…). Sự chậm trễ trong triển khai các dự án đầu tư thêm cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng cho trung tâm ươm tạo đã và đang làm

53

giảm hiệu quả thu hút doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia chương trình ươm tạo, gây sức ép đối với hoạt động của các trung tâm ươm tạo (nhất là nỗ lực tăng thu để tự chủ), kể cả các đơn vị chủ quản và động lực, tinh thần làm việc của bản thân đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành trung tâm ươm tạo.

Thứ hai, việc huy động nguồn tài trợ cho sự hình thành và hoạt động của các trung tâm ươm tạo vẫn còn nhiều khó khăn. Nguồn tài trợ cho các trung tâm ươm tạo còn rất hạn chế. Nguồn vốn tài trợ từ ngân sách nhà nước, địa phương cho thành lập và hoạt động của nhiều trung tâm ươm tạo doanh nghiệp hoạt động không vì lợi nhuận còn rất ít, chủ yếu là dành cho mặt bằng và cơ sở nhà xưởng. Đây là điểm khác biệt lớn giữa Việt Nam và nhiều nước, nhất là Trung Quốc - trong giai đoạn 10 năm đầu phát triển, các trung tâm ươm tạo nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ Chính phủ để đảm bảo sự phát triển bền vững và theo định hướng của Nhà nước, tránh tình trạng phát triển tự phát.

Thứ ba, các trung tâm ươm tạo chưa có đủ mạng lưới chuyên gia và dịch vụ chuyên nghiệp nhằm phục vụ công tác ươm tạo; các dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp còn ở mức cơ bản. Tiến độ triển khai xây dựng trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại các trường đại học thường chậm so với kế hoạch vì cán bộ kiêm nhiệm nhiều, thời gian dành cho hoạt động của trung tâm ươm tạo còn hạn chế, mức lương thấp khiến khó tìm được cán bộ quản lý trung tâm ươm tạo chuyên nghiệp. Chất lượng doanh nghiệp đầu vào còn hạn chế, doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch kinh doanh chưa hoàn chỉnh, mang tính lý thuyết. Kỹ năng quản lý trung tâm ươm tạo theo mô hình doanh nghiệp (nhưng phi lợi nhuận) còn hạn chế, hệ thống hạ tầng hỗ trợ kỹ thuật (phòng thí nghiệm, mặt bằng sản xuất thử nghiệm…) còn chưa đáp ứng hết nhu cầu của doanh nghiệp.

Thứ tư, mặc dù các trung tâm ươm tạo công lập được đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng để hỗ trợ start-up không thua kém các đơn vị ươm tạo tư nhân, nhưng do những đặc thù về cơ chế, chính sách, tính chất hoạt động nên các cơ sở này chưa đủ sức hấp dẫn các nhà tài trợ; tỷ lệ doanh nghiệp gọi được vốn còn khá ít. Hầu hết các trung tâm ươm tạo nhà nước không tạo ra được lợi nhuận và vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước để hoạt động. Trong khi đó, các trung tâm ươm tạo tư nhân đạt kết quả ươm tạo với tỷ lệ start-up được thương mại hóa hơn 60%, cao hơn rất nhiều so với các trung tâm ươm tạo nhà nước. Tuy nhiên, cơ sở ươm tạo tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản về pháp lý đầu tư, gọi vốn đầu tư từ nước ngoài…

Bên cạnh đó, phạm vi khung pháp lý hỗ trợ cho các cơ sở ươm tạo mới chi phối trong phạm vi hẹp, chủ yếu được lồng ghép trong các văn bản pháp luật khác, chưa có cơ chế ưu đãi trong thành lập mới các quỹ đầu tư mạo hiểm và thu hút các quỹ đầu tư tham gia đầu tư; sự thiếu nhận thức đầy đủ của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của vườm ươm và lợi ích trong tài trợ cho các trung tâm

54

ươm tạo; những vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ khi cơ sở ươm tạo muốn góp vốn cổ phần trong startup; sự thiếu hụt những nhân tố hỗ trợ quan trọng đối với một trung tâm ươm tạo, như mạng lưới các nhà cố vấn khởi nghiệp, cộng đồng các nhà đầu tư thiên thần, đầu tư mạo hiểm, sự tham gia tích cực từ phía các trường đại học hoặc các tổ chức; tình trạng “thừa vườn thiếu cây”, nghĩa là trung tâm ươm tạo mở ra nhiều nhưng thiếu cả về số lượng và chất lượng các ý tưởng kinh doanh, các mô hình khởi nghiệp có tiềm năng… cũng là những khó khăn, trở ngại mà các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt.

Lựa chọn mô hình ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Dựa trên các hạn chế trong mô hình ươm tạo doanh nghiệp được thu thập, tác giả đã tiến hành cải tiến mô hình ươm tạo doanh nghiệp tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao nhằm khắc phục các hạn chế đã khám phá ra. Để có cơ sở điều chỉnh mô hình, xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ươm tạo, tác giả tiếp tục khảo sát 10 nhà lãnh đạo là chủ các doanh nghiệp đang tham gia chương trình ươm tạo tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao bằng phương pháp thí nghiệm tình huống nhằm tìm ra các giải pháp thiết thực giúp cải tiến mô hình ươm tạo doanh nghiệp tại Trung tâm. Đề cương mô hình thí nghiệm được tác giả trình bày chi tiết tại Phụ lục 2 và danh sách các doanh nghiệp ươm tạo tham gia hoạt động khảo sát cho nghiên cứu này gồm:

Bảng 3.2 - Danh sách các doanh nghiệp tham gia hoạt động khảo sát cho nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp thiết thực giúp cải tiến mô hình ươm tạo doanh nghiệp

STT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực ươm tạo

1 Công ty CP CNSH VinBio Chế phẩm sinh học phục vụ

nông nghiệp

2 Công ty TNHH Công nghệ tự động DK Ứng dụng IOT trong nông

nghiệp

3 Công ty TNHH Medifun Chế biến sau thu hoạch

4 Công ty TNHH NNCNC Agribest Chế phẩm sinh học phục vụ

nông nghiệp

5 Công ty TNHH NXD Nuôi trồng nấm ăn, nấm dược

liệu

6 Công ty TNHH Ngọc Hưng Phú Ứng dụng IOT trong nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

STT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực ươm tạo

7 Công ty TNHH SXTM An Nhiên Chế biến sau thu hoạch

8 Công ty TNHH SXTM Nấm Linh Chi Đất

Thép

Nuôi trồng chế biến nấm ăn, nấm dược liệu

9 Công ty TNHH Tép Bạc Ứng dụng IOT trong nông

nghiệp

10 Công ty TNHH Tinh dầu Điền Trúc Chế biến sau thu hoạch

Kết quả khảo sát thu thập được bằng phương pháp thí nghiệm về những điểm cần cải tiến trong mô hình ươm tạo doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ươm tạo, cũng như ảnh hưởng tốt đến quyết định tham gia chương trình ươm tạo doanh nghiệp của các doanh nghiệp khởi nghiệp được thể hiện chi tiết như sau:

Một là, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và chính sách về thành lập, vận hành cơ sở ươm tạo; xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích thành lập và phát triển vườn ươm, nhất là các chính sách hỗ trợ về tài chính; ưu tiên phát triển một số loại hình cơ sở ươm tạo như vườn ươm doanh nghiệp công nghệ, vườn ươm khởi nghiệp…

Hai là, cần đẩy mạnh, mở rộng mạng lưới liên kết các đơn vị tham gia vườm ươm; lồng ghép có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp với các chương trình phát triển vườn ươm. Nhà nước cũng cần thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, một trong các kênh thu hút đầu tư vào các vườn ươm tạo; huy động các nguồn lực đầu tư để tăng hiệu quả hoạt động và vận hành cho các vườn ươm tạo.

Ba là, Nhà nước cần đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo với nguồn tài chính hỗ trợ lâu dài và ổn định cho các cơ sở ươm tạo như xây dựng nguồn Quỹ hỗ trợ ươm tạo; đầu tư một số trung tâm ươm tạo quan trọng, tránh dàn trải. Bên cạnh đó, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp, giới thiệu các kết quả nghiên cứu, đề tài tiền khả thi để thương mại hóa thông qua hoạt động của các cơ sở ươm tạo.

Bốn là, xây dựng và tiếp tục phát triển mô hình vườn ươm công - tư. Ban đầu các mô hình vườn ươm này cũng phụ thuộc vào nguồn vốn chính phủ hay các nhà đầu tư khác, nhưng một khi đã phát triển ổn định thì tách ra vận hành như doanh nghiệp, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Mô hình này giúp vườn ươm dễ thu hút các quỹ đầu tư, các nhà kinh doanh tham gia sở hữu nên dễ gây quỹ, kết nối vào mạng lưới kinh doanh toàn cầu, tận dụng được các quan hệ để

56

sản phẩm tiếp cận thị trường. Điều này giúp ích rất nhiều cho quá trình ươm tạo start-up để nhanh chóng thương mại hóa.

Cùng với đó, cần xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi đối với cán bộ quản lý và vận hành vườn ươm. Chú trọng công tác đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý vận hành vườn ươm; thường xuyên nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của doanh nghiệp để thiết kế các dịch vụ hỗ trợ thực tế và hiệu quả; tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật để đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp; đa dạng hóa dịch vụ và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của vườm ươm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp; cần nhận thức rõ việc phát triển hệ thống các vườn ươm là một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng.

Từ kết quả thu được thông qua phương pháp thí nghiệm tình huống, tác giả tiến hành cải tiến mô hình ươm tạo tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao bằng cách bổ sung 05 nội dung hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình ươm tạo tại Trung tâm, cụ thể: -Cập nhật các quy định, chính sách của Chính phủ về hỗ trợ khởi nghiệp. Đồng thời, đề xuất các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp thiết thực.

- Tăng cường thuê dịch vụ tư vấn, chuyên gia tư vấn cũng như tập huấn

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 69)