Các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho các chủ thể hệ sinh thá

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Nâng cao hiệu quả quản lý về khởi nghiệp sáng tạo

Từ khi Thành phố ban hành chính sách cho khởi nghiệp ĐMST đã thúc đẩy hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ và đang trở thành cái nôi của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước:

- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia KH&CN thông qua Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 202089. Đến nay, Thành phố đã triển khai khoá đào tạo về ĐMST theo mô hình của Thụy Điển cho 105 đối tượng là cán bộ quản lý KH&CN tại các cơ quan quản lý nhà nước, các vườn ươm công nghệ và các trường đại học; đào tạo 05 chuyên gia KH&CN về lĩnh vực xét nghiệm, MEMS tại Pháp, Nhật Bản và gần 40 cán bộ quản lý KH&CN đi học tập kinh nghiệm, nghiên cứu chính sách, mô hình về thúc đẩy hoạt động ĐMST tại Israel, Úc, New Zealand,…

-Kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về KH&CN cấp cơ sở của đội ngũ cán bộ, công chứ c thông qua việc tổ chức 993 lớp đào tạo, tập huấn, về kiến thức pháp luật, chính sách, nghiệp vụ về KH&CN; kiến thức, thông tin về các hoạt động ứng dụng KH&CN cho 90.603 lượt cán bộ, công chức và các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn quận huyện

- Tổ chức đào tạo STEM cho các giáo viên, học sinh tại các trường học, đến nay đã có 14.730 giáo viên, 149.187 học sinh được đào tạo về STEM; Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ sáng tạo, hoạt động sáng tạo trong trường học, đến nay đã có 2.697 câu lạc bộ sáng tạo trong trường học và 7.474 hoạt động, cuộc thi.

-Tổ chức 1.159 phong trào, ngày hội tư vấn, cuộc thi,… về các hoạt động ĐMST, khởi nghiệp cho cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn quận huyện; qua đó đã có 47.993 sáng kiến cấp cơ sở được công nhận

Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo

Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố là địa phương có nhiều hoạt động triển khai hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời cũng là địa phương luôn tiên phong trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST và ban hành nhiều chính sách đột phá nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái ĐMST và khởi nghiệp. Đã hình thành mô hình không gian hỗ trợ hoạt động ĐMST và khởi nghiệp (Saigon Innovation Hub – SIHUB), đánh dấu sự tham gia của Nhà nước trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Đây là sáng kiến triển khai mô hình Nhà nước hỗ trợ khởi

25

nghiệp ĐMST của Việt Nam dưới hình thức kết nối và chia sẻ nguồn lực. Đã thực hiện kết nối trên 40 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp (cơ sở ươm tạo, tăng tốc, không gian làm việc chung) với diện tích là 33.020 m2, trong đó có trên 50% hình thành từ xã hội hóa; đưa vào hoạt động các mô hình Innovation Lab, Openlab. Tiếp tục đầu tư và khai thác hiệu quả các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại các trường đại học, Khu công nghệ cao, Khu nông nghiệp công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung, góp phần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững.

Tính đến nay, đã hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp (tư vấn, đào tạo, kết nối,…) cho gần 2.571 dự án khởi nghiệp sáng tạo. Chương trình Speedup đã có hơn 40 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được chương trình hỗ trợ với tổng kinh phí là 25,370 tỷ đồng, trong đó có 21/40 dự án thu hút được nguồn vốn tư nhân để tham gia đối ứng với kinh phí hỗ trợ từ nhà nước với tổng kinh phí đối ứng là 10,355 tỷ đồng. Một số dự án sau khi ươm tạo đã tiếp tục gọi vốn thành công từ các Quỹ đầu tư hoặc nhà đầu tư thiên thần khác, thời điểm hiện tại đã có 21 dự án của Chương trình đã được nghiệm thu, trong đó 02 dự án được quỹ đầu tư mua lại (dự án Teamup và Magix được các quỹ đầu tư mua lại với định giá tăng 1,5 lần so với định giá trước hỗ trợ và đã trả lại phần kinh phí hỗ trợ của nhà nước); 06 dự án đã gọi được vốn cho giai đoạn tiếp theo, chẳng hạn như dự án SchoolBus đã gọi vốn thành công cho giai đoạn tiếp theo là 1,8 tỷ đồng, dự án 689 Cloud đã gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư thiên thần cho giai đoạn tiếp theo với số vốn 100.000 USD…

Triển khai các gói hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có sự đối ứng từ các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như huấn luyện nâng cao năng lực cho các thành phần trong hệ sinh thái, tổ chức các sự kiện kết nối các hoạt động trong hệ sinh thái khởi nghiệp, ươm tạo các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,... Tại các cơ sở ươm tạo, tỷ lệ gọi được vốn chiếm khoảng 15-30% tổng số doanh nghiệp đầu vào, trung bình mỗi năm tại các cơ sở này có khoảng hơn 10 doanh nghiệp gọi được vốn.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)