Mô hình ươm tạo doanh nghiệp sau khi hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 83)

Ngoài ra, trong quá trình kiểm định mô hình ươm tạo, tác giả đã khám phá thêm một vài nhân tố mới về các điều kiện hỗ trợ cần thiết trong mô hình ươm tạo doanh nghiệp. Cụ thể:

-Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ đăng ký các chứng nhận, kiểm định cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ươm tạo. -Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp ươm tạo với mạng lưới khởi nghiệp trong khu vực và thị trường quốc tế.

-Nâng cao tiêu chí xét duyệt (đầu vào, đầu ra) cho chương trình ươm tạo nhằm đảm bảo chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia ươm tạo.

61

Từ thực trạng ưu/nhược điểm trong việc ươm tạo khởi nghiệp doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, mô hình ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao được đề xuất cải tiến và hoàn thiện như sau:

-Đối tượng ươm tạo: Bổ sung thêm đối tượng ươm tạo là các nhà nghiên cứu/nhà khoa học có các công trình nghiên cứu mang tính đột phá, đổi mới sáng tạo.

- Tuyển chọn doanh nghiệp tham gia ươm tạo: Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể (định lượng được) các dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp đăng ký tham gia chương trình ươm tạo, cũng như tiêu chí đánh giá cụ thể (định lượng được) cho các doanh nghiệp ươm tạo tốt nghiệp chương trình.

- Hoạt động ươm tạo: Bổ sung thêm 03 điều kiện hỗ trợ cần thiết trong mô hình ươm tạo doanh nghiệp

+ Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ đăng ký các chứng nhận, kiểm định cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ươm tạo. + Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp ươm tạo với mạng lưới khởi nghiệp trong khu vực và thị trường quốc tế.

+ Nâng cao tiêu chí xét duyệt (đầu vào, đầu ra) cho chương trình ươm tạo nhằm đảm bảo chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia ươm tạo.

-Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tham gia ươm tạo: Kết nối thành công doanh nghiệp ươm tạo với các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

-Kết quả mong đợi: Các doanh nghiệp sau khi tham gia chương trình ươm tạo có thể phát triển bền vững và ổn định trên thị trường trong và ngoài nước.

62

Hình 3.5 - Đề xuất mô hình ươm tạo doanh nghiệp cải tiến đã hiệu chỉnh tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

Thông qua mô hình ươm tạo doanh nghiệp đã được hiệu chỉnh, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao cần:

-Tăng cường hoạt động chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST. Đồng thời, chuẩn hóa quy trình ươm tạo, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ươm tạo; chuẩn hóa tiêu chí tốt nghiệp ươm tạo từ Trung tâm Ươm tạo. Các tiêu chí để công nhận xét tốt nghiệp cho các dự án ươm tạo gồm: thương mại hóa thành công sản phẩm; sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm; kêu gọi vốn đầu tư thành công; có tiềm năng, khả năng phát triển hơn nữa trong vòng 3 năm tiếp theo. Cuối cùng, nâng cao chất lượng dịch vụ ươm tạo doanh

63

nghiệp công nghệ, trong đó, tập trung hỗ trợ, tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm khởi nghiệp; hỗ trợ quảng bá cho sản phẩm khởi nghiệp; vốn đầu tư, chuẩn hóa hoạt động các vườn ươm, trung tâm ươm tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.

-Tổ chức triển khai hoạt động hỗ trợ kết nối và phát huy năng lực của các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua công tác xây dựng nền tảng, thúc đẩy sự liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Cụ thể, tiếp tục tham gia các sự kiện, chương trình liên kết các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp trong cả nước như: Ngày hội khởi nghiệp, Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp, Tuần lễ khởi nghiệp ĐMST hàng năm…

-Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm hình thành các sản phẩm đổi mới sáng tạo cho thị trường: Tạo lập sự kết nối bền vững, hợp tác cùng phát triển giữa các thành phần của hệ sinh thái (bao gồm: cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu – phát triển, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các cơ quan truyền thông, quỹ đầu tư, và các cơ quan Nhà nước; thúc đẩy các hoạt động ĐMST và khởi nghiệp xuất phát từ nền tảng giáo dục – đào tạo về ĐMST, nghiên cứu – phát triển, thương mại hóa sản phẩm KH&CN…); Hỗ trợ nâng cao năng suất – chất lượng – năng lực ĐMST đối với các startup khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chủ động nắm bắt các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 83)