Mối quan hệ giữa năng lực nhà khởi nghiệp và kết quả hoạt động của

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

-Nhóm tài chính: nhằm đo lường khả năng cạnh tranh và dự báo mức độ thành công của các chỉ tiêu chiến lược, cũng như đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Các dữ liệu này giúp đánh giá các yếu tố rủi ro, kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng của tổ chức.

-Nhóm khách hàng: nhằm đánh giá sự hài lòng của khách hàng và được xem là tiêu chí đánh giá quan trọng mức độ thành công của hầu hết các chiến lược của tổ chức. Các chiến lược về nâng cao chất lượng phục vụ, quảng bá thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, đầu tư sản phẩm mới,... đều hướng đến sự hài lòng khách hàng. Các dữ liệu về số lượng khách hàng trung thành, thị phần của từng loại sản phẩm, số lượng khách hàng mới,... được thu thập để đánh giá lại thường xuyên.

- Nhóm quy trình: bao gồm các chỉ tiêu đánh giá các quy trình nội bộ trong sản xuất và dịch vụ, nhằm đảm bảo chất lượng và năng suất luôn đáp ứng ở yêu cầu cao nhất. Các chỉ tiêu chi phí cho nghiên cứu, thời gian giải quyết đơn hàng, công suất máy móc thiết bị, thời gian bảo trì, phục vụ hay khắc phục sản phẩm lỗi,... được xem như tiêu chí đo lường chất lượng hệ thống quản trị và khả năng điều phối của tổ chức.

-Nhóm đào tạo và phát triển: trong nhóm tiêu chí này kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công việc của người lao động chính là trọng tâm ưu tiên đầu tư vì nó quyết định cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Khả năng làm chủ công nghệ, nghiên cứu và tiếp thu kiến thức mới, được đo bằng: năng suất lao động, số lượng người lao động qua đào tạo, đầu tư cho các chương trình huấn luyện, sáng kiến của người lao động.

1.3.Mối quan hệ giữa năng lực nhà khởi nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp của doanh nghiệp

Việc xác định và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết cho việc thiết lập các chính sách kinh tế phù hợp. Khởi nghiệp không có nghĩa là chắc chắn sẽ thành công và thịnh vượng. Nghiên cứu của Stephan và cộng sự (2015)72 đã chỉ ra rằng, hơn 50% doanh nghiệp phải đóng cửa trong thời gian từ 0-3 năm sau khi khởi nghiệp và 33% đóng cửa trong thời gian 3 năm tiếp theo.

70 Speckbacher.G et al, A descriptive analysis on the implementation of Balanced Scorecards in German-speaking countries, Management Accounting Research, 2003, 361 -387.

71 Kaplan, R. S., and D. P. Norton, Putting the balanced scorecard to work, Harvard Business Review, 1993, 134-147.

20

Một trong những động lực chính cho nghiên cứu liên quan đến năng lực nhà khởi nghiệp vì nó gắn liền với kết quả hoạt động và sự tăng trưởng của doanh nghiệp (Lerner và Almor, 2002)73. Bên cạnh đó, Chandler và Jansen (1992)74 cũng đã chứng minh rằng việc phát triển năng lực nhà khởi nghiệp sẽ làm tăng kết quả hoạt động và sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Các tài liệu trên nêu bật ba xu hướng ảnh hưởng đến kết quả làm việc của doanh nghiệp.

Thứ nhất, các nhà khởi nghiệp có quyền chọn lựa và khai thác các cơ hội tốt hơn, chất lượng của cơ hội và tình hình kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh. Thứ hai, năng lực quản lý có liên quan đến năng lực kinh doanh, các nhà khởi nghiệp có năng lực hơn sẽ xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế. Thứ ba, năng lực của nhà khởi nghiệp cũng là nguồn lực và tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Bird (1995)75 đã cho thấy năng lực và hành động của nhà khởi nghiệp có liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh. Chandler và Jansen (1992)76 đã nghiên cứu 3 vai trò cơ bản: kỹ năng kinh doanh truyền thống; vai trò quản lý và vai trò kỹ thuật chức năng. Kết quả của họ tiết lộ rằng tự báo cáo năng lực của các thành viên sáng lập có tương quan với hiệu suất kinh doanh.

Năng lực kinh doanh của nhà khởi nghiệp được đánh giá cao có liên quan đến giai đoạn kinh doanh và vòng đời của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu đã xác định các kỹ năng khác nhau, kiến thức và kinh nghiệm làm việc của các doanh nghiệp thành công. Ví dụ như: nền tảng cá nhân, kinh nghiệm trong kinh doanh, quá trình sáng tạo, kinh nghiệm sản xuất và tiếp thị, quan hệ với các nhà đầu tư mạo hiểm,… (Murray, 1996)77. Các yếu tố kinh tế xã hội như trình độ học vấn, kinh nghiệm kinh doanh trước đây, truyền thống kinh doanh của gia đình, kinh nghiệm kinh doanh, sự phụ thuộc về tài chính với ngân hàng và các nguồn tài chính không chính thức khi mới bắt đầu kinh doanh. Sự yếu kém của các doanh nghiệp nhỏ như: quy hoạch kém, đánh giá tài chính, ủy quyền không hiệu quả, thiếu chuyên môn hoặc thiếu sự hỗ trợ, thiếu liên kết giữa nhân viên quản lý và tiếp thị.

Khả năng nhận thức, khả năng xã hội, kỹ năng quản lý và năng lực cá nhân. Phẩm chất cá nhân như: tính cách cởi mở, khả năng giải quyết vấn đề,

73 Lerner, M. and Almor, T., Relationship among strategic capabilities and the performance of women- owned small venture, Journal of Small Business Management, 2002, 109-25.

74 Chandler, G.N. and Jansen, E., The founder’s self-assessed competence and venture performance. Journal of Business Venturing. 1992, 223-236.

75 Bird, B., Towards a theory of entreprenuerial competency, Advances in Entreprenuership, Firm Emergence anfd Growth, 1995, 51 -72.

76 Chandler, G.N. and Jansen, E., The founder’s self-assessed competence and venture performance, Journal of Business Venturing, 1992, 223-236.

77 Murray, G., A synthesis of six enploratory European case studies of successfully excited, venture capital-finaced, new technology-based firms, Entrepreneurship Theory and practice, 1996, 41-60.

21

lãnh đạo, tự tin, sáng tạo, đối mặt với rủi ro (Martin và Staines, 1994)78. Khả năng nhìn thấy cơ hội kinh doanh, hình thành ý tưởng kinh doanh, hình dung được sự thuận lợi từ các cơ hội kinh doanh, hình thành chiến lược để khai thác cơ hội kinh doanh, phát triển.

Khả năng quản lý, phân chia thời gian cho các công việc khác nhau, giữa các công việc quản lý và truyền thông. Nghiên cứu của Man và cộng sự (2002)79 đã chứng minh năng lực khởi nghiệp cụ thể: cơ hội, mối quan hệ, khả năng phân tích, sáng tạo, vận hành, quản trị nhân lực, chiến lược, khả năng học hỏi, thế mạnh cá nhân có tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp mới là phải đối mặt và có các kỹ năng cần thiết để ứng phó với sự thay đổi (Churchill và Lewis, 1983)80. Vì vậy, hiểu những thay đổi khi tăng trưởng là khả năng và kỹ năng quan trọng của doanh nghiệp. Mối liên hệ tích cực giữa tri thức của nhà quản lý và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là lập luận về sự cần thiết để cung cấp các chương trình phát triển quản lý cho các nhà khởi nghiệp. Phát triển năng lực quản lý được định nghĩa là quá trình các nhà quản lý tìm hiểu và nâng cao khả năng của mình để lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và phối hợp các nguồn lực trong tổ chức.

Hình thành một công ty mới đòi hỏi phải có một số nguồn lực bên ngoài và những thông tin có liên quan từ thị trường, những yếu tố đó đến từ môi trường. Môi trường là nơi tập hợp các nguồn lực và mức độ dồi dào của chúng sẽ tác động đến quy trình khởi nghiệp. Có nhiều cách tiếp cận về môi trường như xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Covin & Slevin, 1997)81.

Bên cạnh khái niệm về môi trường kinh doanh và sự tương tác của chúng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, khái niệm về môi trường khởi nghiệp cũng được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Theo lý thuyết, các yếu tố thuộc về môi trường có rất nhiều, chúng thuộc về môi trường tổng quát, môi trường công việc, hay môi trường nội bộ. Tuy nhiên căn cứ vào những nghiên cứu trước đây, các yếu tố thuộc về môi trường khởi nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa khởi sự kinh doanh bao gồm: Việc tiếp cận các

78 Martin, G. and Staines, H., Management competencies in small firms, International Journal of Management Development, 1994, 9-32.

79 Man, T., Lau, T. and Chan, K.F., The competitiveness of small and medium enterprises: A conceptuallisation with focus in entrepreneurial competencies, Journal of Bussiness Venturing, 2002, 23-24.

80 Churchill, N.C. and Lewis, V.L., The five stages of small business growth, Harvard Business Review, 1983, 1-12.

81 Covin, J.G. and Slevin, D.P., High growth transitions: theorectical perspectives and suggested directions, , Entrepreneurship, 1997, 99-126.

22

nguồn lực tài chính; các chính sách hỗ trợ của chính phủ; việc tiếp cận các tổ chức hỗ trợ và đào tạo về khởi nghiệp, việc tiếp cận thị trường, và các chuẩn

mực về văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Thật vậy, sự thuận lợi của

những yếu tố nêu trên sẽ giúp cho những doanh nghiệp vừa được thành lập sống còn và tăng trưởng thông qua việc hình thành được lợi thế cạnh tranh, và đến lượt nó, lợi thế cạnh tranh này sẽ tác động tích cựa đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Zain và Kassim, 2012)82.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)