Tổng quan về phương pháp phân lập và xác định cấu trúc hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng Quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Trang 25 - 26)

6. Bố cục của luận án

1.2.2. Tổng quan về phương pháp phân lập và xác định cấu trúc hóa học

cao chiết, tách và tinh chế các hợp chất có trong cao chiết bằng phương pháp sắc ký cột kết hợp với sắc ký bản mỏng với các hệ dung môi thích hợp.

Sắc ký cột (CC): Nhằm phân lập các đơn chất từ hỗn hợp. Nguyên tắc: Sắc ký hấp phụ có thể được tiến hành trên một cột thủy tinh th ng đứng với chất hấp phụ đóng vai trò pha tĩnh, dung môi rửa cột đóng vai trò pha động chảy qua chất hấp phụ dưới tác động của trọng lực Đối với mỗi chất riêng biệt trong hỗn hợp cần tách, tùy theo khả năng hấp phụ và khả năng hòa tan của nó đối với dung môi rửa cột để lấy ra lần lượt trước hoặc sau. Sắc ký cột gồm sắc ký cột thường và sắc ký cột nhanh sử dụng silicagel Đối với các chất phân cực có thể sử dụng sephadex LH-20 hoặc ngược pha RP-18 Trường hợp cần thiết có thể chạy cột lặp lại nhiều lần hoặc d ng phương pháp kết tinh phân đoạn, kết tinh lại để tinh chế [19].

Sắc ký bản mỏng (Thin Layer Chromatography - TLC): Nhằm xác định hệ dung môi để chạy sắc ký cột, kiểm tra thành phần độ tinh khiết của các hỗn hợp, các phân đoạn của sắc ký cột. Nguyên lý: Sắc ký bản mỏng TLC là sắc ký hấp phụ được tiến hành trên một bản mỏng, chất hấp phụ là silicagel hay oxýt nhôm. Sau khi nhúng bản mỏng vào dung dịch chiết, lấy ra sấy nhẹ, sẽ phát hiện các vết. Sắc ký bản mỏng được sử dụng để kiểm tra độ tinh khiết cũng như theo dõi quá trình tách chất trên cột bằng sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi thích hợp [19].

Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng sự kết hợp giữa các phương pháp vật lý (tonc, []D và các phương pháp phân tích hóa lý:

- Sắc k lỏng khối phổ LC-MS, LC-MS/MS : Sử dụng cho các đối tượng là

những hợp chất có khối lượng phân tử lớn, khó bay hơi

- Hồng ngoại IR : Sử dụng định danh các nhóm chức có trong hợp chất - Phổ khối va chạm electron EI-MS);

- Phổ khối ion hóa bằng bụi electron ESI-MS); - Phổ khối có độ phân giải cao HR-ESI-MS);

- Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT và hai chiều HSQC, HMBC, 1H-1H COSY, NOESY) [27] [28].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng Quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)