Nghiên cứu về thành phần hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng Quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Trang 37 - 41)

6. Bố cục của luận án

1.3.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về phân lập, xác định thành phần hóa học của nhiều hợp chất đã được công bố từ những năm 1960 của thế kỷ trước, có thể nêu một số kết quả nghiên cứu sau:

Năm 1968, nhóm nghiên cứu Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương đã phân lập được hợp chất β-sitosterol, campesterol, 2,6- dimetoxybenzoquinon và một số hợp chất có vị đắng là eurycomalacton từ cao chiết ête dầu trích từ vỏ và lá cây mật nhân bằng kỹ thuật sắc ký cột hấp phụ trên alumin [53].

Năm 1982, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Y Dược Hiroshima, Nhật đã phân lập được hai hợp chất quassinoid có số oxy hoá cao có tên là eurycomanone và eurycomanol từ rễ cây mật nhân có nguồn gốc Indonesia [54].

Năm 1986, nhóm nghiên cứu của K.L.Chan và cộng sự đã tìm thấy hợp chất mới thuộc nhóm quassinoid là 3,4-dihyroeurycomalacton, 5,6-dehyroeurycomalacton, 6-hydroxy-5,6-dehydroeurycomalacton và nhóm alkaloid có tên là 10-hydroxycantin- 6-on, tinh thể màu vàng từ cao ête dầu trích từ rễ cây mật nhân. Ngoài ra, từ cao chloroform của rễ cây cũng phát hiện được một hợp chất coumarin là scopoletin [55].

Năm 1989, nhóm nghiên cứu của K L Chan và cộng sự đã phân lập được một quassinoid glycoside có tên là eurycomanol-2-O--D-glucopyranosid trích từ cao n- butanol của rễ cây mật nhân [56].

Năm 1982, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sương và công sự đã phân lập được hai hợp chất laurycolactone A và laurycolactone B, chúng là các quassinoid có bộ xương cơ bản C18 [57].

Tiếp theo vào năm 1991, nhóm nghiên cứu của K L Chan và cộng sự đã phân lập được từ hợp chất 13β,18-dihydroeurycomanol, kết tinh trong methanol từ dịch trích từ rễ cây với ête dầu [58].

Nhóm Kadono và công sự đã công bố kết quả nghiên cứu các thành phần gây độc tế bào và chống sốt r t của rễ, đã phân lập được bốn alkaloid thuộc nhóm canthin- 6-one đó là 9-methoxycanthin-6-one, 9-methoxycanthin-6-one-N-oxide, 9- hydroxycanthin-6-one và 9-hydroxycanthin-6-one-N-oxide và -carboline-1-propionic acid vào năm 1991 [59].

Cũng vào năm 1991, nhóm nghiên cứu của H Tada và cộng sự đã phân lập được hợp chất paskbumin A eurycomanon và hai hợp chất mới cũng có khung sườn quassinoid là pasakbumin B, pasakbumin C từ cao chiết methanol [60]. Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học y dược, Tokyo - Nhật trong quá trình nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây mật nhân đã phân lập được hai hợp chất mới với khung squallan Đây đồng thời là hai đồng phân lập thể của nhau, một là eurylen, một là teurylen, cả hai đều có dạng tinh thể không màu, có công thức phân tử là C34H58O8 [61].

Năm 1993, nhóm nghiên cứu của H Itokawa và cộng sự đã phân lập được một hợp chất mang khung squallan tên là longilen peroxide, là một hợp chất không màu, có công thức phân tử là C30H52O8 [62].

Vào năm 2014, nhóm nghiên cứu của Seon Ju Park và cộng sự đã phân lập và định danh cấu trúc của năm hợp chất thuộc nhóm quassinoid: Eurylactone E, eurylactone F, eurylactone G, eurycomalide D, and eurycomalide E [63].

Năm 2015, nhóm nghiên cứu Lê Thị Huyền và cộng sự đã phân lập được 3 chất thuộc nhóm quassinoid từ dịch chiết methanol của rễ cây mật nhân: Pasakbumin-C, 13α,21-epoxyeurycomanone and eurylactone A [64].

quassinoid glycoside mới và thành phần hoạt chất tiềm năng eurycomanone từ E. longifolia trong điều trị bệnh bạch cầu từ rễ cây mật nhân ở Malaysia [65].

Bảng 1.1. Danh mục các hợp chất đƣợc phân lập từ cây mật nhân

STT Tên hợp chất Tài liệu

tham khảo

1. β-sitosterol, campesterol, 2,6- dimethoxy benzoquinone, 5,6- dehydroeurycomalactone, 6 -hydroxyeurycomalactone [53] 2. 2,2’-dimethoxy-4-(3-hyroxy-1-propenyl)-4’-(1,2,3- trihydroxypropyl)diphenyleter, 2-hydroxy-3,2’,6’-trimetoxy-4’- (2,3-epoxy-1-hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1- propenyl)biphenyl, 2-hydroxy-3,2’-dimetoxy-4’-(2,3-epoxy-1- hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1-propenyl)biphenyl, eurycomanol [54]

3. Canthin-6-one 9-O- -glucopyranoside [56]

4. Laurycolactones A, laurycolactone B [57]

5. 13 ,18-dihydroeurycomanol [58]

6. -carboline-1-propionic acid [59]

7. Pasakbumin A, pasakbumin B [60]

8. Eurycomalide D, eurycomalide E, eurylactone E, eurylactone F, eurylactone G,

[63] 9. 13 (21)-epoxyeurycomanone, eurycomanone, eurylactone A,

pasakbumin C

[64] 10. 15 -hydroxyklaineaone, longilactone, 2-hydroxylongilactone-

4(18)-ene, eurycomaoside, 13,21-dihydroeurycomaone, 14,15 –dihydroxyklaineanone

[65]

11. 12-acetyl-13, 21-dihydroeurycomanone, longilene peroxide, eurylene, 14,15p-dihydroxyklaineanone, triperpenes, 14- deaacteyl eurylene, eurycomalactone E, 9-methoxycanthin 6- one-N-oxid, eurycomalactone F, 9-hydroxycanthin-6-one, 5- iso-eurycomadilactone, 9-hydroxycanthin-6-one-N-oxid, 6- dehydroxylongilactone, biphenylneolignans, 7 - hydroxyeurycomalactone, eurycomalactone D, 6 -acetoxy- 14,15 -dihydroxyklaineanone, 18-dehydro-6 - hydroxyeurycomalactone, 12-epi-11-dehydroklaineanone, eurycomalactone, 11-dehyroklaineanone, dihydroniloticin, 9- metoxycanthin-6-one, eurycomalide B, eurycomalide A, 15 - O-acetyl-14-hydroxyklaineanone, hispidone, piscidinol, bourjotinolone, 14-ep-13,21-dihydro eurycomaone, 3- episapeline, 6 -14,15 -trihydroxyklaineanone, melianone, 9,10-dimetoxycanthin-6-one, 7-methoxyinfractin, 13 ,21- dihydroeurycomaone, 2,3-dihyroxy-1- propan-1-one, dehydrolongilactone, 7-methoxy- -carboline-1-propionic acid, 2,3-dehydro-4a-hydroxylongilactone, pasakbumin D

Kết quả tổng hợp từ bảng 1 1 cho thấy, thành phần hoá học của mật nhân rất phong phú và đa dạng, chúng đã được phân lập và chứng minh có nhiều hoạt tính sinh học đáng qu .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng Quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)