Kết quả thử khả năng không gây độc đối với tế bào thận gốc phôi ở ngườ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng Quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Trang 104 - 106)

6. Bố cục của luận án

3.4.8. Kết quả thử khả năng không gây độc đối với tế bào thận gốc phôi ở ngườ

HEK-293

Thử nghiệm trên đối tượng dịch chiết nước rễ cây mật nhân với tế bào thận gốc phôi ở người HEK-293, việc thử khả năng gây độc trên người sử dụng dòng tế bào thận phôi gốc HEK-293 vì đây là tế bào lành phổ biến nhất trong cơ thể, là loại tế bào này nhạy cảm nhất cho nên, nếu tế bào này không bị gây độc có nghĩa các tế bào khác sẽ an toàn.Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.20.

Bảng 3.20. Khả năng gây độc tế bào HEK-293 của dịch chiết rễ cây mật nhân % ức chế và nồng độ mẫu Nồng độ (µg/mL) Mẫu Nồng độ (µg/mL) Ellipticine 100 30,75 ± 0,88 100 98,66 ± 2,58 20 19,28 ± 0,64 20 71,70 ± 2,87 4 6,94 ± 0,74 4 50,75 ± 3,92 0,8 3,42 ± 0,60 0,8 23,46 ± 3,80 IC50 >100 IC50 0,44 ± 0,04

Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy mẫu dịch chiết nước rễ cây mật nhân không thể hiện hoạt tính gây độc đối với tế bào HEK-293 ở các nồng độ nghiên cứu (IC50 > 100 µg/mL). Ở nồng độ thử nghiệm cao nhất, dịch chiết nước ức chế sự phát triển của dòng

tế bào này khoảng 30,75 %. Chất đối chứng dương ellipticine hoạt động ổn định trong thí nghiệm.

Nhận xét: Dịch chiết nước rễ cây mật nhân không gây độc đối với tế bào HEK- 293 ở các nồng độ nghiên cứu (IC50 > 100 µg/mL Do đó, từ dịch chiết này, có thể sản xuất cao chiết để bổ sung vào quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm.

Tiểu kết mục 3.4:

Dịch chiết ethanol 80 % rễ cây mật nhân có thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư trên các dòng như: KB, Hep-G2, LU-1, MCF7 ở các nồng độ thử nghiệm. Trong khi đó, dịch chiết nước rễ cây mật nhân không thể hiện khả năng gây độc tế bào ung thư trên các dòng như: MKN7, SW626, HL-60, SK-Mel-2, NIH/3T3 ở các nồng độ thử nghiệm, tuy nhiên, dịch chiết nước rễ cây mật nhân lại thể hiện một số hoạt tính kháng viên như: Khả năng ức chế tế bào đại thực bào sinh NO và khả năng ức chế sản sinh IL-8.

Thông thường, trước khi bổ sung một loại thảo dược nào đó vào quy trình công nghệ để sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khỏe, các nhà nghiên cứu đều tiến hành thăm dò hoạt tính sinh học của các hợp chất thiên nhiên được chiết ra từ nguyên liệu nghiên cứu để tạo ra sản phẩm vừa có chất lượng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Kết quả khảo sát, thăm dò hoạt tính sinh học dịch chiết rễ cây mật nhân trên đây là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc đánh giá tính năng dược lý của mật nhân, từ đó, nghiên cứu bổ sung trong quy trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe con người khi sử dụng các sản phẩm có bổ sung mật nhân, tiến hành khảo sát độc tính bất thường và khả năng gây độc tế bào người.

Dịch chiết được chọn khảo sát là dịch chiết nước và dịch chiết ethanol 80 %, nhằm mục đích ứng dụng trong sản xuất thực phẩm, chi phí thấp và ít gây hại cho sức khỏe người dùng.

Dịch chiết nước rễ cây mật nhân không gây độc cho tế bào thận ở người và gây độc tính bất thường. Vì vậy, dịch chiết nước rễ cây mật nhân có giá trị dược lý, hiệu quả và an toàn trong ứng dụng sản xuất một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Những kết quả thăm dò hoạt tính sinh học đã được trình bày ở trên cho thấy, cả hai loại dịch chiết rễ cây mật nhân trong nước và ethanol 80 % hoàn toàn có thể ứng dụng để tạo thành cao chiết bổ sung vào quy trình công nghệ sản xuất một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng Quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)