Tình hình kinh tế-xã hội và sự tăng cường hợp tác của Quảng Tây và Quảng Ninh

Một phần của tài liệu QUAN hệ GIỮA TỈNH QUẢNG tây (TRUNG QUỐC) và TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) GIAI đoạn 2010 2016 (Trang 31 - 34)

- Điều kiện tự nhiên:

1.3. Tình hình kinh tế-xã hội và sự tăng cường hợp tác của Quảng Tây và Quảng Ninh

Tây và Quảng Ninh

- Về phía tỉnh Quảng Tây:

Cùng với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nhân tố lịch sử thì một yếu tố quan trọng không thể không kể đến đó là tình hình kinh tế xã hội cũng có những tác động to lớn đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh này. Trong giai đoạn 2010 - 2016, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Tây và tỉnh Quảng Ninh đã có những sự biến đổi mạnh mẽ, khiến cho mối quan hệ giữa hai tỉnh biên giới này vốn đã gần nay lại càng thêm gắn bó chặt chẽ.

Xét về mặt xã hội, Quảng Tây và Quảng Ninh mối quan hệ gần gũi không chỉ về mặt địa lý hay kinh tế mà còn là về huyết tộc. Điều này đóng vai trò đặc

biệt quan trọng trong giao lưu hợp tác giữa hai tỉnh nói riêng và quan hệ hai nước Trung - Việt nói chung.

Thứ nhất, trên địa bàn Quảng Ninh, nơi đây có 3 huyện, thị xã, gồm 16 xã, phường biên giới giáp tỉnh Quảng Tây. Trong lịch sử, các nhóm cư dân trên đôi bờ biên giới từ lâu đã có sự trao đổi, mua bán các sản vật dưới các hình thức giản đơn. Thời kì thương cảng Vân Đồn, Vạn Ninh phồn thịnh, người Hoa xuất hiện ngày càng nhiều. Đất lành chim đậu, người Hoa sang đây không chỉ buôn bán rồi về mà vì nhiều lí do khác nhau, nhiều người còn định cư lâu dài tại các vùng biên giới Đại Việt, đặc biệt là ở Quảng Ninh. Người Hoa sang nước ta, ngoài nông dân, ngư dân, còn có những người sang làm môi giới trung gian cho các thuyền buôn Trung Quốc, họ vốn đã nổi tiếng bởi tài năng kinh doanh buôn bán, vì vậy một nơi có vị trí trọng yếu lại dồi dào các sản vật quý như Quảng Ninh thì các thương nhân người Hoa càng không thể bỏ qua. Sự có mặt ngày càng nhiều của những thương gia người Hoa đã góp phần đáng kể vào việc phát triển hoạt động giao lưu buôn bán giữa Trung Quốc và Việt Nam ở khu vực này. Mặt khác, sự tương đồng về mặt văn hoá, tộc người ở nơi đây cũng đã dẫn đến sự cộng cư lâu dài của cư dân Hoa - Việt ở nơi này. Những cuộc hôn phối giữa hai dân tộc - sự hòa huyết ấy mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc cũng như để lại dấu ấn lịch sử dài lâu trên các giá trị văn hóa, phong tục tập quán của cư dân trên địa bàn tỉnh cho đến tận ngày nay.

Qua thời gian sự giao lưu giữa rất nhiều dân tộc sinh sống trên đất Quảng Ninh như Sán Dìu, Sán Chỉ, Hmông, Dao, Hoa… về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ và huyết thống, đã đưa đến sự hòa trộn, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau giữa các tộc người trong đó có người Việt và người Hoa trên đất Quảng Ninh, tạo nên mối quan hệ sâu sắc của cư dân vùng biên.

Tuy hiện nay người Hoa chỉ chiếm số ít trong tổng số dân của khu vực biên giới, nhưng đây vẫn được coi là lực lượng hết sức quan trọng trong tổng số

hơn 1 triệu cư dân Quảng Ninh, như chiếc cầu nối trong quan hệ nhiều mặt giữa hai nước Việt - Trung trên địa bàn hai tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, cũng cần nhắc tới một bộ phận người Kinh Việt Nam hiện đang cư trú và làm ăn trên địa phận tỉnh Quảng Tây. Khối dân cư này xét về nguồn gốc sâu xa là những nhóm ngư dân Cát Bà, Đồ Sơn - Hải Phòng di cư sang từ thời nhà Minh - Trung Quốc. Hiện nay nhóm người Việt này chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh buôn bán và đánh bắt cá. Họ đã thực sự gắn bó và hòa nhập trong cộng đồng dân cư của Quảng Tây và có mối quan hệ tốt với các dân tộc trên cùng địa bàn cư trú. Sự có mặt lâu đời của họ trên đất Quảng Tây, cũng giống như người Hoa trên đất Quảng Ninh về mặt khách quan đã trở thành yếu tố địa lý - nhân văn thuận lợi, thúc đẩy mối quan hệ giao lưu trên mọi mặt giữa hai tỉnh và nhân dân hai nước.

Xét về mặt kinh tế, trên bước đường cải cách - phát triển, hai địa phương càng thêm thắt chặt mối quan hệ giao lưu về mọi mặt để cùng nhau phát triển. Quảng Tây từ một địa phương biên giới nghèo nàn, lạc hậu trở thành một tỉnh phát triển rất mạnh mẽ, càng ngày càng năng động, đã vươn lên trở thành tỉnh có tốc độ phát triển mạnh mẽ chưa từng có, có thời điểm GDP bình quân vượt cả GDP bình quân của cả nước Trung Quốc, năm 2009 là 13,7%, đứng thứ 5 trong cả nước Trung Quốc [78, tr.148]. Đặc biệt trong giai đoạn 2010 - 2016, nếu năm 2011 GDP Quảng Tây đạt 1171 tỷ NDT thì đến năm 2016 con số này lên tới 9170 NDT. Theo thông tin từ ngành Hải quan Nam Ninh, kim ngạch xuất nhập khẩu Quảng Tây năm 2014 đạt 249,11 tỷ Nhân dân tệ, tăng gấp đôi so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 (120,2 tỷ Nhân dân tệ), trong 4 năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm [122]. Quy mô ngành ngoại thương phát triển ổn định, chất lượng và hiệu quả từng bước được nâng lên.

Cùng với sự chuyển mình vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Quảng Tây, GDP bình quân đầu người cũng ở mức ổn định, vì vậy, đời sống của nhân dân

Quảng Tây được cải thiện rất nhiều. Theo đó, các chế độ phúc lợi xã hội hay các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cũng được lãnh đạo tỉnh Quảng Tây quan tâm hơn.

Trong những hoạt động đóng góp vào sự phát triển của Quảng Tây, không thể không kể đến hoạt động hợp tác nhiều mặt của Quảng Tây với các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là với tỉnh Quảng Ninh.

Trong giai đoạn 2010 - 2016, có những lúc quan hệ giữa hai tỉnh có những khoảng lắng lại vì những căng thẳng mà Trung Quốc gây ra trên Biển Đông. Tuy vậy, thực hiện đúng theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo và nhân dân tỉnh Quảng Ninh vẫn luôn đề cao tinh thần hữu nghị giữa hai nước nói chung và giữa hai tỉnh biên giới Quảng Tây và Quảng Ninh nói riêng. Các cuộc hội đàm, viếng thăm của các cấp Tỉnh ủy, Ủy ban, cơ quan ngoại vụ và các ban ngành địa phương hai tỉnh vẫn diễn ra. Trong các cuộc viếng thăm đó có các bản ghi nhớ, các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực được kí kết giữa chính quyền nhân dân hai bên, tạo môi trường chính trị thuận lợi thúc đẩy các hoạt động hợp tác khác. Chỉ tính riêng năm 2011, có thể kể ra một số sự kiện tiêu biểu như: Ngày 27/04, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Báo Quảng Ninh (Việt Nam) và Tập đoàn Truyền thông Nhật Báo Quảng Tây (Trung Quốc) đã tổ chức toạ đàm hợp tác truyền thông đã kí kết thoả thuận hợp tác, mở ra một bước phát triển mới trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên. Chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Mã Tiêu tại Việt Nam và Hội nghị lần thứ 3 Ủy ban công tác liên hợp giữa Quảng Tây và 4 tỉnh biên giới của Việt Nam…

Một phần của tài liệu QUAN hệ GIỮA TỈNH QUẢNG tây (TRUNG QUỐC) và TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) GIAI đoạn 2010 2016 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w