- Về phía tỉnh Quảng Ninh:
3.1. Một số thành tựu, hạn chế
3.1.1. Thành tựu
Trong những năm qua, lãnh đạo Quảng Ninh và Quảng Tây đã tích cực tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan hữu quan, các tổ chức doanh nghiệp và doanh nhân hai địa phương hợp tác trên mọi lĩnh vực; tăng cường đoàn kết hữu nghị, xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định và ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lâu dài. Quảng Tây tiếp tục là địa phương Trung Quốc đi đầu về hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam; trên các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân; hợp tác hữu nghị giữa các tổ chức cơ sở Đảng địa phương. Hai bên đã cùng nhau phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc như: nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền; hiệp định về cửa khẩu và hợp tác quản lý cửa khẩu; hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung…
Quảng Ninh và Quảng Tây là láng giềng gần gũi, núi liền núi, sông liền sông, có truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tương đồng. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng cường hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai bên. Quan hệ hữu nghị cùng có lợi giữa các tỉnh cũng là yếu tố then chốt để tăng cường hiểu biết, tin cậy và củng cố cơ sở xã hội vững chắc cho phát triển quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước chúng ta. Có thể nói trong tiến trình hợp tác song phương, như một xu thế tất yếu, hai nước và hai tỉnh từ bình thường hóa về chính trị tiến đến mở cửa giao lưu thương mại, rồi sau đó hợp tác toàn diện trên
tất cả mọi lĩnh vực, phản ánh bề rộng của sự phát triển. Tuy nhiên hợp tác Việt - Trung trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây không chỉ phát triển về bề rộng mà còn đi vào chiều sâu, là sự hợp tác mang đến những chuyển biến về chất trong các lĩnh vực. Từ khi hoạt động trao đổi thương mại giữa hai bên được chính thức khởi động lại, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của mỗi tỉnh ngày càng tăng.
Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu Việt - Trung qua địa bàn hai tỉnh đã thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển nhất là ở ba lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành từ trồng trọt sang chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản: Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, thủy sản đạt 4,7% cao hơn so với nghị quyết đề ra. Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt trong lĩnh vực trồng trọt - chăn nuôi từ 63.9% năm 2010 xuống còn ước 56% năm 2015; lĩnh vực thủy sản tăng từ 45.5% năm 2011 lên ước 47.4% năm 2015. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng truyền thống sang các loại cây có giá trị kinh tế (cây ăn quả, cây dược liệu, rau sạch…) và các cây trồng làm thức ăn cho chăn nuôi như trồng cỏ, trồng ngô. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, các đối tượng chủ lực như lợn, gia cầm, bò… tốc độ tăng trưởng 3,9%/năm. Chuyển dịch nuôi trồng thuỷ sản từ bán thâm canh, quảng canh sang thâm canh, riêng diện tích nuôi thâm canh tăng 1.094 ha so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thuỷ sản hàng năm đặt 7,9%. Phát triển đội tàu khai thác thủy sản xa bờ đạt 358 chiếc (tăng 192 tàu so với năm 2011), giảm 4.770 tàu khai thác gần bờ so với năm 2011 [125]. Việc trao đổi hợp tác kinh tế giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây đã góp phần lớn trong việc tăng thu ngân sách trên địa bàn mỗi tỉnh. Quảng Ninh luôn đứng trong nhóm dẫn đầu các tỉnh thành có số thu ngân sách cao nhất; giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 159.342 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân của cả giai
đoạn đạt 8,4%/năm [127] Tỉ trọng của nguồn thu này từ thuế xuất nhập khẩu Việt - Trung luôn chiếm khoảng 41%. Trong 6 năm qua, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh duy trì ở mức cao so với bình quân chung cả nước.
Năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Quảng Ninh đạt 9,2%/năm (cả nước là 5,82%), tổng sản phẩm kinh tế đạt khoảng 100.300 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2010, đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 3.900 USD/năm, gấp 1,76 lần so với năm 2010 và gấp 1,77 lần so với bình quân cả nước (2.200 USD). Trong khi tăng trưởng GDP của cả nước vào khoảng 6,3- 6,5% thì GDP Quảng Ninh đạt mức tăng 10,1% cao hơn cả Hà Nội (8,03%), thành phố Hồ Chí Minh (8,0%), Đà Nẵng (8,85%) và chỉ sau Hải Phòng (11%) [127]. Tăng trưởng GDP cao kéo theo GDP bình quân đầu người Quảng Ninh cũng cao hơn hẳn so với mức bình quân cả nước.
Đối với Quảng Tây, việc hợp tác với Quảng Ninh cũng đem lại cho tỉnh này những lợi ích nhất định. Chỉ tính trên giá trị thu nhập bình quân đầu người của tỉnh này ta cũng thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Quảng Tây như thế nào. Nếu năm 2011 GDP Quảng Tây đạt 1171 tỷ NDT thì đến năm 2016 con số này lên tới 9170 NDT [122].
Có thể khẳng định rằng, những kết quả đó một phần có được là nhờ tác động tích cực từ các hoạt động giao lưu buôn bán Việt - Trung giữa hai địa phương Quảng Ninh - Quảng Tây. Hoạt động kinh tế này đã góp phần quan trọng giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội bức thiết đối với cả hai tỉnh đó là vấn đề lao động - việc làm, góp phần đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cũng như khu vực biên giới. Cũng nhờ giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, vì vậy đời sống cả vật chất và tinh thần của người dân đều được cải thiện rõ rệt. Cùng với đó đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương cũng dần được nâng cao. Các hoạt động văn hóa diễn ra phong phú, đa dạng và tương đối thường xuyên trên
địa bàn cả hai tỉnh như: tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc, hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ - thể dục thể thao, triển lãm và hội chợ thương mại vùng biên, hội chợ gốm sứ Giang Tây... Hơn nữa, nhờ những nguồn thu từ các hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh, cơ sở hạ tầng vùng biên đã có sự thay đổi từng ngày, thúc đẩy nhanh chóng quá trình đô thị hóa. Từ giao thông vận tải, thông tin liên lạc cho đến hệ thống cơ sở vật chất khác như chợ, khách sạn - nhà nghỉ và ngân hàng, tất cả đều ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Đặc biệt, sự phát triển của hoạt động buôn bán Việt - Trung ở Quảng Ninh đã đưa đến sự hình thành một trong những trung tâm thương mại biên giới lớn nhất cả nước là Móng Cái. Nơi đây đã hình thành một thị trường buôn bán hàng hóa giữa người Trung Quốc và người Việt Nam hết sức sôi động. Nằm ở vị trí cầu nối giữa hai nước Việt - Trung đồng thời cũng là cầu nối của vùng Tây Nam Trung Quốc với Việt Nam, trung tâm thương mại Móng Cái gồm chủ yếu là các khu chợ liên hoàn được xây dựng theo kiến trúc khung - kho hiện đại, trở thành trung tâm thương mại vùng biên kiểu mẫu có sức thu hút lớn cả doanh nghiệp từ các tỉnh nội địa Việt Nam đến các doanh nghiệp từ các huyện thị của Quảng Tây như: Đông Hưng, Bắc Hải, Liễu Châu, Khâm Châu… thậm chí thu hút doanh nghiệp cả các tỉnh khác của Trung Quốc như Quảng Châu (Quảng Đông), Phúc Châu (Phúc Kiến), Hồ Bắc và Hồ Nam sang đăng kí hoạt động kinh doanh. Từ một thị trấn nghèo nàn lạc hậu, sau mấy năm mở cửa, Móng Cái đã hội đủ các tiêu chí của một đô thị vùng biên, đã có thể trở thành đối trọng của khu vực Đông Hưng - Quảng Tây, tạo thế và lực cho địa đầu Móng Cái đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền biên giới trên biển và đất liền của Việt Nam.
Để đi đến một sự phát triển cơ sở vật chất hài hòa cân xứng giữa hai bên biên giới đòi hỏi chính quyền hai bên phải nỗ lực hợp tác hơn nữa, đặc biệt trọng trách và thách thức đối với Quảng Ninh sẽ không hề nhỏ.
Bên cạnh các tác động tích cực trên lĩnh vực kinh tế và đời sống cư dân, xét trên khía cạnh địa - chính trị, hợp tác mọi mặt Quảng Ninh - Quảng Tây đã góp phần củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, tạo điều kiện thuận lợi giữ gìn an ninh biên giới.
Cửa khẩu trên tuyến biên giới Quảng Ninh - Quảng Tây đã được Chính phủ hai nước xác định là những cửa khẩu trọng điểm của biên giới hai nước. Điều này cho thấy, quan hệ Quảng Ninh - Quảng Tây không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang một tầm quan trọng đặc biệt về chính trị trong việc phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng giữa hai bên. Việc phát triển giao lưu buôn bán Việt - Trung đã đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cư dân hai bờ biên giới, vì vậy, họ ý thức sâu sắc được trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng quê hương và giữ gìn trật tự an ninh biên giới. Bên cạnh đó, việc tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa - nghệ thuật và du lịch giữa các địa phương của hai tỉnh cũng đã góp phần tăng cường sự hiểu biết và củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Thực tế cũng cho thấy an ninh biên giới Việt - Trung trên địa bàn hai tỉnh những năm qua tương đối ổn định. Ngoài những hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao của các lực lượng bảo vệ biên giới, quan trọng hơn cả là phải kể đến ý thức và tình cảm của người dân hai bên, mà điều này có được phần nhiều là từ hiệu quả của các hoạt động hợp tác giữa hai tỉnh.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển mọi mặt của mỗi tỉnh, quan hệ hợp tác Việt - Trung trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây xét một cách toàn diện và khách quan còn nảy sinh những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nội tại của mỗi tỉnh cũng như quan hệ hai tỉnh và hai nước. Hạn chế tồn tại trong từng lĩnh vực hợp tác. Và một số lĩnh vực phổ biến nhất, nổi cộm nhất được chính quyền hai bên đặc biệt chú trọng giải
quyết đó là buôn lậu, gian lận thương mại, các tệ nạn xã hội và việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Có thể nói nạn buôn lậu và gian lận thương mại là vấn đề nhức nhối nhất trong quan hệ thương mại giữa hai tỉnh nói riêng và hai nước Việt - Trung nói chung, thậm chí đối với Việt Nam nó còn trở thành quốc nạn. Trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây, buôn lậu đã xuất hiện từ trước khi mở cửa khẩu song vấn đề thực sự phức tạp khi hoạt động trao đổi thương mại qua biên giới ngày một phát triển. Vùng biên giới giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Quảng Tây là địa bàn mà hoạt động buôn lậu diễn ra hết sức phức tạp bởi nó diễn ra cả biên giới trên bộ và trên biển. Địa bàn trọng điểm chủ yếu là từ Đông Hưng qua Móng Cái, khu vực Đồng Văn, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, cửa khẩu Hoành Mô và khu vực cảng biển Cái Lân, Hà Cối, Vạn Gia, Vân Đồn, Cẩm phả, Hòn Gai. Đối tượng thường là các đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp, có tổ chức, thông thạo địa bàn, chính sách, ngôn ngữ, có quan hệ với các đối tượng buôn bán người Trung Quốc, thường đứng ra móc nối, tổ chức vận chuyển trực tiếp hàng hóa trái phép qua biên giới, sau đó vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ hoặc sử dụng hóa đơn quay vòng để hợp thức hóa việc vận chuyển trái phép hàng hóa nhập lậu. Thêm nữa, các doanh nghiệp cũng lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách quản lý hàng tạm nhập tái xuất, hàng kho ngoại quan để khai sai chủng loại, số lượng hàng hóa nhập khẩu các mặt hàng cấm. Hàng hoá nhập lậu chủ yếu từ Quảng Tây sang Quảng Ninh là các mặt hàng cấm, hàng có thuế suất cao, hàng phải kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như: thuốc lá, rượu, ma túy tổng hợp, thuốc gây nghiện, thuốc kích thích, bếp ga, vải may mặc, đồ chơi trẻ em, phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy, điện thoại di động, gà thải loại, trứng gia cầm, máy phát điện, điều hòa nhiệt độ, dầu nhớt, đường trắng, thực phẩm đông lạnh… Hàng xuất lậu từ Quảng Ninh sang Quảng Tây chủ yếu là Hêrôin, than, quặng, đồng, nhôm, động vật hoang dã quý hiếm, đồ gỗ mỹ
nghệ, xăng dầu… Những người buôn lậu thường sử dụng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Lợi dụng địa hình đường biên sát khu dân cư, thông thường chúng dùng lực lượng cửu vạn chia nhỏ hàng, dùng xe máy vận chuyển theo đường mòn tập kết hàng ở địa điểm như chợ, bến xe, trung tâm thương mại. Sau đó dùng các loại phương tiện như xe khách, xe tải gia cố thêm hầm vách cất giấu hàng hóa để đưa vào nội địa tiêu thụ. Sử dụng xe máy không đeo biển số, biển số giả hoặc sử dụng một xe ô tô có nhiều biển số khác nhau để vận chuyển nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Ngoài ra đối tượng buôn lậu còn thành lập công ty, doanh nghiệp trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu để buôn lậu, gian lận thương mại bằng cách xuất hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho để hợp thức hóa hàng nhập lậu hoặc quay vòng hồ sơ bán hàng thanh lý để vận chuyển hàng nhập lậu vào nội địa tiêu thụ.
Trên tuyến biển, cảng biển quốc tế, hàng hóa nhập lậu thường là thuốc lá, xăng dầu, hải sản. Hàng xuất lậu là động vật hoàng dã, than… Đối tượng thường là các thuyền trưởng, thủy thủ các tàu, ngư dân có biểu hiện hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên tuyến biển, đối tượng khai thác than trái phép, đối tượng buôn lậu than không rõ nguồn gốc. Các đối tượng dùng phương thức thủ đoạn mua than không có nguồn gốc hợp pháp. Nhiều trường hợp thu gom than trôi nổi của các lò than thổ phỉ, của những người làm nghề thu nhặt, khai thác than trái phép trên địa bàn tiêu thụ trong nội địa. Một số đối tượng dùng các loại thuyền gỗ, tàu cá của ngư dân lợi dụng thủy chiều, luồng lạch, giờ cao điểm vận chuyển pháo, xăng dầu, hải sản nhập lậu. Cũng có trường hợp sử dụng xuồng cao tốc vận chuyển thuốc lá điếu và rượu ngoại từ Trung Quốc vào nội địa. Phương thức vận chuyển chủ yếu là dùng tàu gỗ trọng tải nhỏ, lợi dụng luồng lạch phức tạp, thủy triều, đi trong đêm để trốn tránh việc kiểm soát của lực lượng chức năng, vận chuyển trái phép than sang Trung Quốc để tiêu thụ. Hoặc các đối tượng này thu mua than không có nguồn gốc hợp pháp tại
các địa phương, tập kết tại các bến bãi trên các địa điểm giáp ranh giữa tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh lân cận, sau đó chuyển lên tàu có trọng tải lớn, dùng hóa đơn, chứng từ vận chuyển nội địa có điểm đến là các tỉnh miền Trung, miền Nam, khi đi qua khu vực đảo Bạch Long Vỹ thì chuyển hướng đi thẳng sang Trung Quốc.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây do sự tăng cường kiểm tra kiểm soát của các đơn vị chức năng nên vấn nạn này ngày càng tinh vi hơn. Những chủ buôn hàng lậu có thể lợi dụng về biểu thuế xuất nhập khẩu (đánh thuế theo