- Về phía tỉnh Quảng Ninh:
3.3. Tác động của quan hệ QuảngTâ y Quảng Ninh đối với quan hệ Việt Nam Trung Quốc
Việt Nam - Trung Quốc
Quan hệ giữa Quảng Ninh và Quảng Tây chịu sự chi phối toàn diện của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vì vậy nó phản ánh mối quan hệ này trên địa bàn hai tỉnh, đồng thời cũng mang những nét riêng biệt, xuất phát từ những nét đặc thù của hai địa phương. Cùng với sự phát triển chung của quan hệ giữa hai nước, quan hệ giữa hai tỉnh cũng ngày càng phát triển theo hướng đi lên. Điều này không chỉ xuất phát từ chính sách khuyến khích phát triển quan hệ giữa hai Nhà nước của chính phủ hai nước, mà còn gắn liền với chủ trương và chính sách khuyến khích của chính quyền hai địa phương. Vì vậy có thể nói quan hệ Quảng Ninh - Quảng Tây phản ánh quan hệ hai nước Việt - Trung và nó cũng tác động không nhỏ đến mối quan hệ này.
Về mặt chính trị - ngoại giao: trước hết được thể hiện thông qua các cuộc thăm viếng lẫn nhau giữa các phái đoàn chính quyền địa phương, các ban ngành, các cơ sở kinh tế của hai tỉnh. Kết quả cụ thể của các phái đoàn thăm viếng lẫn nhau là các văn kiện được kí kết giữa hai địa phương về hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh những hiệu quả thiết thực mà các văn kiện được hai bên kí kết, đem lại, những cuộc thăm viếng và kí kết hợp tác giữa hai tỉnh còn cho thấy thiện chí và lòng tin lẫn nhau trong việc hợp tác của chính quyền hai địa phương. Điều này là cơ sở hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho sự hợp tác mọi mặt giữa hai tỉnh ngày càng phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Trên mặt trận chính trị - ngoại giao, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước cũng vì thế mà tăng lên nhiều hơn trong giai đoạn
2010 - 2016. Và trong các cuộc thăm hỏi cấp cao đó, lãnh đạo hai bên cũng đề cập đến mối quan hệ giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây như là một thành công trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Những lúc quan hệ Việt - Trung căng thẳng do Trung Quốc có một số hành vi xâm phạm chủ quyền thì Quảng Ninh và Quảng Tây vẫn duy trì những dự án hợp tác, công tác ngoại giao giúp giảm bớt đi căng thẳng và tránh sự hiểu lầm xung đột giữa hai bên.
Có thể nói, quan hệ kinh tế giữa Quảng Ninh và Quảng Tây là mối quan hệ chính yếu, quan trọng nhất trong hệ thống quan hệ mọi mặt giữa hai tỉnh. Mối quan hệ này đồng thời cũng là mối quan hệ xuất hiện sớm nhất, đã có từ rất lâu trong lịch sử, mặc dù vào lúc này quan hệ này chỉ là những hoạt động trao đổi tự phát của cư dân ở cả hai bên biên giới. Điều này cũng cho thấy, mối quan hệ kinh tế giữa hai tỉnh xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích thiết thực của người dân ở cả hai bên biên giới. Quan hệ kinh tế Quảng Ninh - Quảng Tây chủ yếu được thể hiện dưới hai hình thức: trao đổi thương mại và hợp tác đầu tư.
Nhìn chung, quan hệ thương mại Quảng Ninh - Quảng Tây đã đạt được những thành tựu đáng kể, qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu liên tục tăng, vượt tốc độ tăng trưởng GDP, so với các địa phương biên giới khác thể hiện sự vượt trội rõ ràng.
Điều đáng lưu ý ở đây là hàng hóa được trao đổi giữa hai bên trên biên giới Quảng Ninh - Quảng Tây không chỉ là sản phẩm của riêng hai tỉnh, mà còn là hàng hóa của các các địa phương khác. Nói rõ hơn, Quảng Ninh trở thành cửa ngõ giao thương hàng hóa cho các sản phẩm đi từ và đến nhiều vùng của đất nước. Vì vậy, quan hệ giao thương giữa Quảng Ninh và Quảng Tây cũng đem lại những lợi ích không nhỏ cho quan hệ hai nước Việt - Trung, không chỉ thu lại nguồn thuế to lớn cho quốc gia mà nó còn là cửa ngõ thông thương quan trọng để hàng hoá Trung Quốc sang Việt Nam và ngược lại.
Trong giai đoạn 2010 - 2016 với những nỗ lực của cả hai nước Việt - Trung thương mại giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng kim ngạch thương mại hai nước năm 2016 đạt mức 71,6 tỷ USD (Việt Nam xuất khẩu 21,8 tỷ USD, nhập khẩu 49,8 tỷ USD) và 100 tỷ USD là mục tiêu hai nước đặt ra cho năm 2017 nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1 năm 2017.
Bảng 3.1. Tình hình trao đổi thương mại Việt - Trung giai đoạn 2010 - 2016
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu 2010 27.376,60 7.308,80 20.018,80 2011 35.720,30 11.126,60 24.593,70 2012 41.172,60 12.387,80 28.784,80 2013 50.187,30 13.233 36.954,30 2014 58.773,57 14.905,64 43.867,92 2015 66.668 17.141 49.526 2016 71.600 21.800 49.800
Nguồn: Hạ Thị Hồng Vân (2016), Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học
xã hội, Hà Nội, tr. 65, 71.
Trong thương mại Việt - Trung, ngoài hoạt động buôn bán chính ngạch qua cửa khẩu quốc gia, quốc tế, hoạt động buôn bán tiểu ngạch (biên mậu) cũng diễn ra sôi động qua 29 cửa khẩu biên giới và nhiều cửa khẩu phụ, đường mòn. Kim ngạch thương mại hai nước diễn ra theo hình thức tiểu ngạch này chiếm một số lượng đáng kể trong tổng kim ngạch thương mại hai nước.
Bảng 3.2. Kim ngạch thương mại biên giới Việt - Trung từ năm 2010 đến năn 2015
Đơn vị tính: Triệu USD
Kim ngạch xuất khẩu 1.845,1 2.795,9 2.323,9 3.038,3 3.032,3 2.712,0 20.122,3 Kim ngạch nhập khẩu 1.920,7 2.373,5 2.611,0 2.029,6 2.272,3 3.345,4 18.778,2 Các phương thức khác 4.162,1 5.118,5 3.656,8 11.126,7 11.819,4 17.745,3 58.628,7
Trao đổi cư dân
biên giới 41,8 64,7 70,4 71,5 78,7 347,8 737,3
Tổng kim ngạch thương mại biên giới
7.969,7 10.352,6 8.662,1 16.266,1 17.202,7 24.150,5 98.266,6
Nguồn: Bộ Công thương, năm 2016
Đối với đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam, không chỉ tăng về quy mô, đa dạng về hình thức, lĩnh vực mà còn mở rộng về địa bàn và liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng. Lũy kế tính đến cuối năm 2014 (chưa kể Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao) đã có 1.082 dự án có hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký 7,94 tỷ USD, chiếm 6,2% số dự án và 3,29% tổng vốn đăng ký, đứng thứ 9 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Năm 2015, theo tính toán, Trung Quốc vẫn đứng thứ 9 trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam. Tuy nhiên tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2015 đã đạt 665,5 triệu USD với 169 dự án, chiếm 4,3% vốn đầu tư của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2016 tăng mạnh với sự hiện diện của 40 loại mặt hàng, đạt 21,8 tỷ USD, tăng 26,3% so với năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 49,8 tỷ USD, tăng 0,5% so với năm 2015. Trong bối cảnh nhập khẩu của Trung Quốc từ khối ASEAN giảm tới 8,8%, việc duy trì mức tăng trưởng cao kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đã đưa nước ta vươn lên là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong Asean. Qua đó, chúng ta đã giảm được mức nhập siêu từ
32,4 tỷ USD năm 2015 xuống còn 28 tỷ USD năm 2016 [114].Trong những thành tựu đã đạt được ấy, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây cũng góp phần không nhỏ, nó không những là thành phần mà còn là yếu tố tiên phong đi đầu thúc đẩy quan hệ Việt - Trung ngày càng phát triển hơn nữa xứng với tiềm năng và thế mạnh hai bên.
Riêng trong lĩnh vực đầu tư, hợp tác giữa hai địa phương còn hạn chế, đơn thuần vẫn là đầu tư một chiều từ Trung Quốc sang Việt Nam, qui mô dự án nhỏ, mất cân đối về địa bàn đầu tư và lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên hoạt động hợp tác này cũng đem lại những tác động tích cực đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung.
Trên các lĩnh vực hợp tác khác như: văn hóa - giáo duc, khoa học - kĩ thuật, y tế, giao thông vận tải… việc thường xuyên tổ chức các diễn đàn giao lưu hữu nghị, lễ hội, những cuộc thi đấu thể dục thể thao, hợp tác trao đổi du học sinh, cấp học bổng… thường vượt qua giới hạn địa phương. Nghĩa là, không những những hoạt động này thu hút sự tham gia của nhân dân tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây mà còn thu hút cả nhân dân các tỉnh khác trong cả nước tham gia và ủng hộ. Nhờ vậy mà mối quan hệ láng giềng này trong giai đoạn 2010 - 2016 đôi lúc vô cùng căng thẳng nhưng sau cùng vẫn là hai bên hoà dịu, vẫn là mối quan hệ hữu nghị cùng hợp tác và phát triển.