Hợp tác trong chiến lược “Hai hành lang, một vành đai”

Một phần của tài liệu QUAN hệ GIỮA TỈNH QUẢNG tây (TRUNG QUỐC) và TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) GIAI đoạn 2010 2016 (Trang 75 - 78)

- Về phía tỉnh Quảng Ninh:

2.2.3. Hợp tác trong chiến lược “Hai hành lang, một vành đai”

Hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc bao gồm hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ đã được lãnh đạo cao cấp hai nước thỏa thuận xây dựng. Hai hành lang, một vành đai kết nối các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, trực tiếp là Vân Nam, Quảng Tây với toàn bộ vùng phía Bắc Việt Nam (bao gồm cả vành đai biển phía Đông nối tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng của Việt Nam) thành một khu vực phát triển rộng lớn cả về nguồn lực phát triển lẫn vị thế địa - chiến lược. Đây là một sáng kiến trong hợp tác có tính liên vùng và xuyên quốc gia, nhằm tận dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của các địa phương mà Hai hành lang một vành đai kinh tế đi qua, đồng thời phát huy vai trò lan tỏa của nó đối với các địa phương khác thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc hướng tới mục tiêu chung là cùng có lợi và cùng phát triển bền vững.

Trong chiến lược phát triển Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung, Quảng Ninh với vị trí địa lý, chiến lược quan trọng đã được xác định là điểm hội tụ của cả hai hành lang kinh tế, điểm trung chuyển tiếp nối giữa Trung Quốc với các tỉnh của Việt Nam và là trung tâm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế động lực phía Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc. Với những lợi thế đó trong những năm qua Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với bình quân chung của cả nước, năm 2016 tốc

độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,2% năm, cao gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung của cả nước (5,82%), GDP bình quân đầu người năm 2016 ước đạt trên10.1%. Tăng trưởng GDP của tỉnh cao gần gấp đôi so với bình quân chung cả nước và nằm trong nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp - dịch vụ, riêng đối với lĩnh vực thương mại nội địa phát triển về chất, đồng thời mở rộng ở cả thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo. Với tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tăng bình quân 19,1%/ năm. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu khá cao, kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 8,5 tỷ USD. Tính riêng năm 2011 kim ngạch xuất nhập khẩu và hàng tạm nhập tái xuất qua các cửa khẩu của Quảng Ninh sang Quảng Tây đạt trên 4,2 tỷ USD [125].

Trong chương trình hợp tác phát triển kinh tế, những năm qua mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Đặc biệt trên lĩnh vực thương mại và đầu tư, hai bên thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát, nắm tình hình, trao đổi thương mại, thiết lập các kênh thông tin liên quan đến xuất khẩu các mặt hàng mà địa phương có lợi thế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình thu hoạch sớm (EHP). Nhằm đẩy nhanh tốc độ tiện lợi hoá thương mại và đầu tư, hai bên đã tích cực phối hợp thực hiện kiểm hoá một lần tại các cặp cửa khẩu, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, xây dựng các trung tâm buôn bán, bán lẻ, dịch vụ, các bãi kiểm tra hàng hoá, các cơ sở bảo quản. Đồng thời hai bên đã giới thiệu cho nhau những doanh nghiệp có uy tín và tiềm lực tài chính để tham gia ký kết hợp đồng hợp tác phát triển. Đặc biệt hoạt động xúc tiến hợp tác phát triển thương mại hai chiều thông qua hội chợ được tổ chức thường xuyên, trên các lĩnh vực cụ thể cũng được các tỉnh xúc tiến hợp tác như thoả thuận hợp tác phát triển toàn diện du lịch giữa Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Quảng Ninh và Cục Du lịch Quảng Tây, hoàn thiện các dự án hạ tầng để thúc

đẩy phát triển hoạt động thương mại trong chiến lược hai hành lang, một vành đai. Trên lĩnh vực nông nghiệp, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh, kinh nghiệm phòng, chống, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến hàng nông - lâm sản, dược liệu... Đặc biệt để đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế giữa các địa phương thực hiện tốt chủ trương của hai Chính phủ về đẩy mạnh phát triển Hai hành lang, một vành đai, nhất là tuyến hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh đã ưu tiên hợp tác đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu đô thị; các khu du lịch sinh thái chất lượng cao, trung tâm thương mại, dịch vụ, vận tải, khai thác cảng biển, các ngành chế tạo điện tử, công nghệ cao, luyện kim, cơ khí chế tạo, trồng rừng. Thời gian qua tỉnh đã chủ động triển khai, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm như hệ thống đường bộ đoạn Đông Triều - Mông Dương, Mông Dương - Móng Cái, đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long... Để khai thác lợi thế của địa bàn có hệ thống đường biển dài, Quảng Ninh đã triển khai nạo vét luồng vào cảng Cái Lân đoạn từ Hòn Một đến Cửa Lục đảm bảo đón tàu có trọng tải đến 5 vạn tấn vào làm hàng. Đến nay có thể khẳng định hệ thống giao thông của Quảng Ninh cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận tải và thương mại đối với tuyến hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Trong bối cảnh quan hệ hợp tác Việt - Trung cũng như ASEAN - Trung Quốc ngày càng được củng cố, đẩy mạnh. Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, tiềm lực kinh tế được xây dựng qua gần 25 năm đổi mới đã giúp tỉnh Quảng Ninh có vị thế ngày càng quan trọng trong hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Vì vậy, trong định hướng phát triển giai đoạn tới Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là dịch vụ thương mại quốc tế, dịch vụ vận tải đường bộ, đường

biển, những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh nhằm khai thác tốt và khẳng định vị trí cửa ngõ giao lưu chính của Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và giữa Việt Nam - ASEAN với Trung Quốc. Riêng đối với lĩnh vực thương mại sẽ đẩy mạnh phối hợp thông qua hội thảo, hội chợ để quảng bá giới thiệu sản phẩm, xây dựng cơ chế phối hợp trong việc thiết lập tuyến vận chuyển hàng hoá quá cảnh giữa cảng Cái Lân, Hải Phòng và Côn Minh (Trung Quốc). Cùng hợp tác kêu gọi các nhà đầu tư, các nhà tài trợ thực hiện xây dựng công trình giao thông, các tuyến vận tải liên vận nhằm kết nối với hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam qua Quốc lộ 4B.

Một phần của tài liệu QUAN hệ GIỮA TỈNH QUẢNG tây (TRUNG QUỐC) và TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) GIAI đoạn 2010 2016 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w