- Về phía tỉnh Quảng Ninh:
2.2.1. Trao đổi thương mạ
Quan hệ kinh tế thương mại là một nội dung hợp tác quan trọng cần thúc đẩy mạnh hơn nữa giữa hai nước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, lãnh đạo Việt Nam hết sức coi trọng mặt hợp tác trong quan hệ song phương, tăng cường quan hệ hợp tác với các địa phương biên giới của Trung Quốc. Với vị trí địa lý đặc thù, trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động thúc đẩy hợp tác kinh tế với tỉnh Quảng Tây. Từ đó, hợp tác qua lại giữa các bên giáp biên đã có nhiều không gian phát triển hơn, đã và đang tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của các tỉnh biên giới, đóng góp chung vào sự tăng trưởng kinh tế của khu vực này.
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hóa kinh tế khu vực đang ngày càng phát triển, với vị trí là tỉnh tiếp giáp mở cửa giao lưu với Trung Quốc, trên phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây đã cùng nhau nghiên cứu và xây dựng cơ chế hợp tác với nội hàm phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hai địa phương cùng phát triển, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện xây dựng khu biên giới hoà bình, ổn định, cùng phát triển.
Ông Nguyễn Anh Dũng, tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh đã nhận xét: “Thương mại giữa Quảng Ninh và Quảng Tây chiếm một vị trí rất quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc” [122]. Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Quảng Ninh và Quảng Tây đã có từ rất lâu trong lịch sử. Hiện nay thông qua chính sách mở cửa, đẩy mạnh hoạt động mậu dịch đối ngoại, quan hệ kinh tế giữa hai địa phương biên giới này đã ngày càng phát triển. Với thuận lợi về vị trí địa lý và mối giao lưu lâu năm về hợp tác
kinh tế, nhất là giao lưu thương mại đã giúp Quảng Tây và Quảng Ninh luôn có nhiều điều kiện phát triển.
Cùng bàn về vấn đề hợp tác thương mại, đồng chí Trần Đức Lâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh đã phát biểu tại chương trình Hội nghị Hợp tác kinh tế, thương mại và du lịch Quảng Ninh và Quảng Tây được tổ chức chiều ngày 24/03/2011 tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc): “Các khu công nghiệp của Quảng Ninh là động lực và bước đột phá trong phát triển kinh tế đối với các doanh nghiệp” [120].
“Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cho thấy kim ngạch xuất khẩu tính đến 15/10/2010 đạt 3.990 triệu USD tăng 96% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh trong tháng 11 ước đạt 2.129 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đề ra (trong đó, khu vực kinh tế trung ương tăng 15,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 50%); tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: than mỏ, cao su, Ferro Wolfram quặng Apatit, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng nông sản thực phẩm, hàng thủy hải sản,… Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tăng mạnh như: dầu thực vật tăng 84%, gạch tăng 31%, sợi hóa học tăng 8,7%, dăm gỗ tăng 99%, nến cây tăng 5,3%... Giá trị thuỷ sản xuất khẩu 11 tháng ước đạt 21,288 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2009. Dự kiến, tổng sản lượng thủy sản cả năm của tỉnh ước đạt 82.000 tấn tăng 14% so với kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu đạt 3.769 triệu USD tăng 29%” [106]. Cơ cấu nhập khẩu có sự thay đổi theo hướng giảm dần nhập khẩu hàng tiêu dùng, tăng nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tập trung vào các mặt hàng xăng dầu, dầu thực vật thô, lúa mỳ, nguyên liệu gia công, vật tư thiết bị đóng tàu, máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, sản phẩm may mặc, xe ôtô tải tự động, sơmi rơmoóc, hàng nội thất, hàng tiêu dùng… Trong đó, máy móc thiết bị chiếm 16%, nguyên
vật liệu chiếm 83%, hàng tiêu dùng chỉ chiếm 1% trong cơ cấu nhập khẩu năm 2010 [106].
Quảng Ninh và Quảng Tây có ưu thế riêng biệt về phát triển dịch vụ mậu dịch, vì vậy trong cách thức hợp tác có nhiều bước đột phá mới chuyển từ việc phụ thuộc vào các mậu dịch sản phẩm hữu hình sang phụ thuộc vào mậu dịch dịch vụ vô hình. Trước tiên lấy du lịch biên giới dẫn đường, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của toàn bộ dịch vụ mậu dịch, cho phát triển hợp tác khu vực quốc tế. Hai bên đã ký 5 văn bản hợp tác với những nội dung và cơ chế cụ thể, chấn chỉnh công tác kinh doanh lữ hành, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Hợp tác trao đổi các đoàn cấp cao và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch gặp gỡ và hợp tác kinh doanh. Thực hiện nối tuyến, nối điểm du lịch mở rộng thị trường khách du lịch, phối hợp giải quyết các thiếu sót, tồn tại nhằm nâng cao chất lượng du lịch. Với sự nỗ lực của cả hai bên nên số lượng khách du lịch ngày càng tăng. Tổng cục Thống kê Việt Nam ghi nhận, năm 2016 lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đạt con số kỷ lục với gần 2.7 triệu lượt người, tăng hơn 51%, trong đó lượng khách của hai tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây du lịch qua lại lẫn nhau cũng không phải là con số nhỏ.
Tính đến ngày 20/10/2010, Hải quan Quảng Ninh đã thu nộp ngân sách nhà nước đạt 10.692 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2009 và vượt 1,3% kế hoạch được giao, trong đó: Số thu qua cảng biển đạt 10.128 tỷ đồng, trong đó số thu từ xăng dầu nhập khẩu: 7.026 tỷ, chiếm 66% tổng số thu nộp ngân sách nhà nước, tăng 3,5% so với cùng kỳ 2009. Số thu từ biên giới đường bộ đạt 564 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2009 [125]. Theo báo cáo trình bày tại cuộc họp ngày 24/12/2010, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức, trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng trên 13% so với năm 2009; GDP bình quân đầu người khoảng 1.587 USD; giá trị tăng thêm ngành nông, lâm và thủy sản
tăng 3,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 13,5%, dịch vụ tăng 14,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tăng 10%; tổng nguồn vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh tăng 10%; tổng thu ngân sách dự kiến 22.589 tỷ đồng, trong đó thu nội địa (phần cân đối ngân sách) 9.945 tỷ đồng, tăng khoảng 12% so với năm 2009. Tỉnh cũng đã tạo việc làm cho 2,6 vạn lao động; cung cấp nước hợp vệ sinh cho 86% dân số nông thôn và 92% dân số đô thị; nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 51%... Theo công bố của Bộ Tài Chính trước đó, Quảng Ninh được xếp thứ 5 cả nước về thu Ngân sách nhà nước năm 2010 [105]. Đặc biệt, năm 2012 là thời điểm tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù vậy, giao dịch kinh tế giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây vẫn có được những con số tích cực. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 39.470 tỷ đồng, vượt 5.3% kế hoạch và tăng 25.5% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2012 ước tăng dưới 7% so với cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước đạt 1.813.4 triệu USD bằng 67.7% kế hoạch và giảm 28.4% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3.055.5 triệu USD, tăng 14.9% so với cùng kỳ [107].
Tuy nhiên, trao đổi thương mại giữa Quảng Tây và Quảng Ninh được chính phía Quảng Tây đánh giá là chưa phát triển đúng tiềm năng. Trong đó, nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Quảng Ninh là: than, gỗ, đá vôi, nông, lâm, thủy hải sản... Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, vật liệu xây dựng, than, ô tô du lịch, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, tạp hóa, nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ dự án, phương tiện vận tải;... Hàng tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan chủ yếu gồm các mặt hàng săm lốp ô tô, hàng thủy hải sản đông lạnh, vải dệt, đường kính tinh luyện, thuốc lá, rượu...
Cục Hải quan Quảng Ninh cho biết, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay có trên 1.000 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trong đó có
khoảng trên 600 doanh nghiệp thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn [122]. Về cơ bản, trong những năm qua, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp qua địa bàn ổn định. Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tiếp tục triển khai đồng bộ công tác cải cách, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo đảm thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tỉnh Quảng Ninh cũng triển khai nhiều biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp như: kịp thời nắm bắt, rà soát, kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương để gỡ khó cho doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị đối thoại; gặp gỡ, tiếp xúc bằng nhiều hình thức khác như: thư điện tử, cafe doanh nhân... đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu thu hút doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu qua địa bàn.
Bên cạnh những thuận lợi, tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư trong gia đoạn 2010 - 2016 giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây cũng còn gặp một số khó khăn: Triển khai thực hiện một số văn bản pháp luật mới đã ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn như triển khai Quyết định số 52/2015/QĐ-TTG ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động thương mại biên giới đã ảnh hưởng làm giảm kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở như Bắc Phong Sinh, Ka Long và các điểm xuất hàng. Việc chậm phê duyệt kế hoạch xuất khẩu than cục, than cám chất lượng cao giai đoạn năm 2016 - 2020 đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu than qua cảng Cẩm Phả. Ngoài ra, việc chậm ban hành quyết định thay thế quyết định thí điểm hoạt động của Kho ngoại quan Vân Phong của Chính phủ đã làm ảnh hưởng tới lượng xăng dầu nhập khẩu làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Hòn Gai. Phía Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách biên mậu, tăng cường quản lý chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, xây tường rào, trụ bê tông chắn các điểm xuất hàng của Việt Nam cũng đã gây
khó khăn, hạn chế cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Trung Quốc...
Để tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút doanh nghiệp về làm thủ tục qua địa bàn, Cục Hải quan Quảng Ninh cho biết, trong thời gian tới, cơ quan Hải quan chủ động rà soát, đề xuất giải quyết những vấn đề còn bất cập trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Đề nghị các cấp ngành thúc đẩy đàm phán với chính quyền tỉnh Quảng Tây sớm công bố cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung; nâng cấp lối mở Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa thành cặp cửa khẩu chính và mở điểm thông quan Pò Hèn - Thán Sản. Tham mưu, đề xuất, kiến nghị với chính quyền địa phương quan tâm triển khai đầu tư mở rộng và cải tạo lại nhà kiểm hóa tại khu vực bãi kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh và bãi tập kết hàng tại khu vực cửa khẩu Hoành Mô. Hải quan Quảng Ninh cũng sớm nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện phương án quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua Móng Cái và đề xuất phương án quản lý về hải quan tại cầu Bắc Luân II... nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu đồng thời đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan. Thực hiện chương trình hợp tác 2 TP Hạ Long, Móng Cái và 16 sở, ngành đã ký thoả thuận hợp tác đối với các đối tác Quảng Tây làm cơ sở tiến hành trao đổi hợp tác vào các lĩnh vực mà đôi bên cùng quan tâm trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Trước đây quan hệ giữa hai tỉnh nói riêng và hai nước nói chung là đôi bên hợp tác đối ngoại, mục đích chủ yếu là làm thế nào để tăng cường được sức cạnh tranh của chính mình, tăng thêm xuất khẩu, thu được nhiều ngoại tệ, nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Nhưng cùng với sự hợp tác ngày càng sâu rộng giữa hai bên nên mô hình hợp tác chuyển đổi thành hợp tác mở rộng cùng có lợi với đối tác để từ đó thúc đẩy được sự phát triển của chính mình, dựa vào sự phát triển của chính mình để kích thích phát triển giữa các bên tham gia. Nghĩa là đã chuyển đổi từ hợp tác mang tính cạnh tranh sang hợp tác đôi
bên cùng có lợi. Trong những năm qua hai bên đã thường xuyên tiến hành trao đổi các đoàn tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư, hiệp hội ngành hàng, hội chợ thương mại, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại mỗi bên. Cung cấp các thông tin về thị trường, phối hợp trong công tác phòng chống buôn lậu qua biên giới, ký kết thoả thuận hợp tác giữa ngành thương mại hai bên, kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu và tạo điều kiện tiện lợi về hàng hoá thông quan, trao đổi xử lý những vướng mắc trong quá trình trao đổi hàng hoá qua biên giới. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên thường xuyên gặp gỡ trao đổi hợp tác liên doanh, liên kết trên một số lĩnh vực hai bên cùng có lợi thế.
Lợi ích kinh tế ngày càng hoà hợp đã làm cho mối quan hệ giữa Quảng Ninh và Quảng Tây ngày càng sâu đậm, từ đó làm cho hợp tác kinh tế trở thành có thể, chuyển từ tự mình mở rộng phát triển sang đôi bên hoặc nhiều bên cùng mở rộng phát triển. Điều này thể hiện rõ nhất trong Bản ghi nhớ Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với Quảng Tây ký ngày 17/5/2008. Bản ghi nhớ đã đạt được nhận thức chung về hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch và đầu tư theo hướng đẩy nhanh việc lập đề án xây dựng các Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới để trình Chính phủ mỗi bên phê duyệt. Trên nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị, cùng có lợi và trong phạm vi cho phép hai bên xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư, kinh doanh trong khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới.
Hợp tác kinh tế giữa Quảng Ninh và Quảng Tây đang tiếp tục có sự chuyển đổi từ việc chú trọng hợp tác mậu dịch sang hợp tác mở rộng, trên nguyên tắc cơ bản mở rộng phát triển vì nhân dân, dựa vào dân, thành quả do dân cùng hưởng. Cùng nhau phát triển để tạo ra điểm tăng trưởng mới, hình thành trung tâm tăng trưởng kinh tế mới, dựa vào sự phát triển của khu vực kinh tế trọng điểm để mở rộng đến các khu vực khác. Làm cho nhân dân các khu vực
biên giới có thể tham gia vào tiến trình mở rộng phát triển kinh tế và cùng thụ hưởng các thành quả của quá trình hợp tác phát triển đem lại.
Có được những kết quả trên, Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó quan tâm đến phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển thị trường, xúc tiến thương mại; hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá xuất khẩu; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hoá và đẩy nhanh xã