Triển vọng quan hệ QuảngTâ y Quảng Ninh

Một phần của tài liệu QUAN hệ GIỮA TỈNH QUẢNG tây (TRUNG QUỐC) và TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) GIAI đoạn 2010 2016 (Trang 115 - 125)

- Về phía tỉnh Quảng Ninh:

3.4. Triển vọng quan hệ QuảngTâ y Quảng Ninh

Qua tìm hiểu thực trạng qua hệ giữa hai địa phương Quảng Ninh - Quảng Tây trong gia đoạn 2010 - 2016, có thể thấy rằng hai bên đã có nhiều hoạt động hợp tác tích cực và có hiệu quả, song do cơ sở hạ tầng hai bên chưa thực sự cân xứng (Quảng Ninh vẫn kém phát triển hơn) cho nên để thúc đẩy mối quan hệ này ngày càng phát triển hơn thì hai bên cần có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa đặc biệt là đối với Quảng Ninh. Và càng cần hơn đó là có sự chung tay góp sức, cùng nhau đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh, có như vậy thì

trước hết là tăng cường thắt chặt tình hữu nghị giữa hai địa phương núi liền núi sông liền sông các hoạt động hợp tác khác giữa hai tỉnh mới có điều kiện thuận lợi để phát triển, sau là càng tô thắm mối quan hệ anh em giữa hai nước Việt - Trung. Muốn vậy hai bên cần chủ động tích cực thực hiện một số giải pháp sau:

Đối với Quảng Ninh, trong thời gian tới cần có các chính sách thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế có kinh nghiệm, có khả năng tài chính của Quảng Tây đầu tư xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp của địa phương. Hai bên cần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ hợp tác xây dựng hệ thống giao thông kết nối hai tỉnh với nhau và với nội địa hai nước.

Hiện nay công tác phân giới cắm mốc đã hoàn thành, khu vực chợ biên giới cũng phát triển nhanh vì vậy hai bên cần sớm thống nhất về chủ trương, phương án quản lý tại các cặp cửa khẩu, chợ biên giới để tạo thuận lợi cho nhân dân hai bên qua lại, buôn bán.

Nếu thực hiện thành công các giải pháp ấy, tin rằng trong một tương lai không xa tốc độ phát triển không chỉ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng mà tốc độ hợp tác trên mọi lĩnh vực hai tỉnh sẽ rất mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ đạt nhiều thành tựu rực rỡ hơn nữa.

Trong những năm qua hai bên đã thường xuyên tiến hành trao đổi các đoàn tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư, hiệp hội ngành hàng, hội chợ thương mại, các hoạt động hỗ trọ xúc tiến thương mại mỗi bên. Cung cấp các thông tin về thị trường, phối hợp trong công tác phong chống buôn lậu qua biên giới, ký kết thoả thuận hợp tác giữa hai ngành thương mại hai bên, kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên thường xuyên gặp gỡ trao đổi hợp tác liên doanh, liên kết một số lĩnh vực mà hai bên có lợi thế.

Riêng về lĩnh vực đầu tư, thực hiện chiến lược “đi ra ngoài” nâng cao trình độ hợp tác kinh tế, hai bên đã nỗ lực đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư, thực hiện thủ tục đầu tư, triển khai các dự án và đi vào sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Tập trung ưu tiên vào một số lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế khu đô thị nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.

Quảng Ninh và Quảng Tây có ưu thế riêng biệt về phát triển dịch vụ mậu dịch, vì vậy trong cách thức hợp tác có nhiều bước đột phá mới chuyển từ việc phụ thuộc vào các mậu dịch sản phẩm hữu hình sang mậu dịch dịch vụ vô hình. Trước tiên lấy du lịch biên giới làm tiên phong kéo theo sự phát triển nhanh chóng của toàn bộ dịch vụ mậu dịch, cho phát triển hợp tác khu vực quốc tế.

Tiếp tục tiến hành hợp tác trao đổi các đoàn cấp cao và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Thực hiện nối tuyến, nối điểm du lịch mở rộng thị trường khách du lịch, phối hợp giải quyết các thiếu sót, tồn tại nhằm nâng cao chất lượng du lịch. Với sự nỗ lực của cả hai bên, tin rằng ngành dịch vụ của cả hai bên sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Lợi ích kinh tế ngày càng hoà hợp đã làm cho mối quan hệ giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn, từ đó làm cho hợp tác kinh tế trở thành có thế chuyển từ tự mình mở rộng phát triển sang đôi bên hoặc nhiều bên cùng mở rộng phát triển.

Hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây đang tiếp tục có sự chuyển đổi từ việc chú trọng hợp tác mậu dịch sang hợp tác mở rộng, trên nguyên tắc cơ bản mở rộng phát triển vì nhân dân, dựa vào dân, thành quả do

nhân dân cùng hưởng. Cùng nhau phát triển để tạo ra điểm tăng trưởng mới, hình thành trung tâm tăng trưởng kinh tế mới dựa vào sự phát triển của khu vực kinh tế trọng điểm để mở rộng đến các khu vực khác. Làm cho nhân dân các khu vực biên giới có thể tham gia vào tiến trình mở rộng phát triển kinh tế và cùng hưởng thụ các thành quả của quá trình hợp tác phát triển đem lại.

Như vậy, xét một cách toàn diện, hợp tác Việt - Trung nói chung và hợp tác Quảng Ninh - Quảng Tây nói riêng đã và đang được xây dựng trên những cơ sở tương đối thuận lợi. Ngoài những điều kiện thuận lợi chung của khu vực và quốc tế, hiện nay hai nước đang cùng nhau xây dựng đất nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, không có mâu thuẫn tư tưởng cơ bản. Việc đoàn kết của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên cũng như tăng thêm sức mạnh và nâng cao uy tín quốc tế của hai nước. Bởi vậy, trong thời gian tới, quan hệ Việt - Trung và hợp tác giữa các địa phương biên giới dự báo sẽ vẫn tiếp tục phát triển.

Trong thời gian qua, việc hoàn thành phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam đã thực sự mở ra những điều kiện mới cho việc tăng cường giao lưu hữu nghị, mở rộng hợp tác giữa hai địa phương. Bên cạnh đó, Chính phủ hai nước đưa ra quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế biên giới, hợp tác các tuyến hành lang, vành đai kinh tế liên kết các địa phương hai bên biên giới trong chiến lược hợp tác kinh tế trung và dài hạn. Trong đó hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã, đang vận hành và có tác dụng trực tiếp đối với các tỉnh liền kề, đồng thời vươn xa đến các địa phương khác như giữa Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh (Việt Nam), cùng hợp tác tiểu vùng với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Vì vậy, trong tương lai, nếu được khai thông và quan tâm xứng đáng từ hai nước, kế hoạch này sẽ là đòn bẩy thúc đẩy hơn nữa sự phát triển mọi mặt của vùng Tây Nam Trung Quốc và phía Bắc của Việt Nam, hứa

hẹn triển vọng mới trong hợp tác và giao thương kinh tế giữa các địa phương biên giới hai nước. Đặc biệt hai nước đang cùng nhau đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế xuyên biên giới và các khu mậu dịch tự do, phấn đấu xây dựng các trung tâm hàng hóa tại các tỉnh biên giới để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước qua biên giới Việt - Trung. Trong các đề án này, hai địa phương Quảng Ninh - Quảng Tây sẽ là một trong những bộ phận quan trọng trực tiếp để hiện thực hóa kế hoạch của hai nước. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ, trong thời gian tới, hai tỉnh sẽ tiếp tục tích cực hợp tác hơn nữa trên mọi mặt, đặc biệt là trao đổi thương mại và phát triển hệ thống giao thông kết nối.

Mặc dù vậy, trong những năm tới, những bất ổn trong khu vực và trên thế giới, cùng với đó là rất nhiều vấn đề đặt ra từ thực trạng của Quảng Ninh và Quảng Tây sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ Việt - Trung trên địa bàn hai tỉnh. Ví dụ như: việc buôn tiền giả và tiền thật hoạt động mạnh tại khu vực biên giới, buôn lậu, trốn thuế, buôn bán người... đặc biệt là những thách thức phi truyền thống (các thế lực khủng bố tìm con đường ra biển tạo ra những thách thức lớn đối với biên giới trên biển Quảng Ninh),tất cả đều có tác động mạnh đến đường hướng chiến lược và mối quan hệ hai nước cũng như các địa phương biên giới. Trong bối cảnh đó quan hệ hai bên có thể vẫn xảy ra những bất đồng, thậm chí có cả những va chạm xung đột ở biên giới như nó đã từng có, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của quan hệ song phương. Tại những thời điểm đó mức độ thấp nhất là hợp tác giữa các địa phương biên giới sẽ tạm thời bị đình trệ, gián đoạn.

Tuy nhiên, trên cơ sở lịch sử quan hệ lâu đời cùng với những thành tựu hợp tác mọi mặt trong giai đoạn 2010 - 2016 giữa hai địa phương có thể nói triển vọng quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trong tầm nhìn ngắn hạn sẽ là tương đối rộng mở, đồng thời những cơ hội đi cùng thách thức cũng đã và đang đặt ra cho các địa phương Quảng Tây - Quảng Ninh là rõ ràng. Xuất phát

từ cơ sở lợi ích, nhu cầu hợp tác và tiềm năng thế mạnh có tính bổ sung của hai địa phương, hơn nữa lại phù hợp nguyện vọng của đông đảo nhân dân hai bên, đồng thời lại phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại, bối cảnh chung của khu vực, chủ trương chính sách định hướng phát triển quan hệ đối ngoại của hai Đảng, hai Nhà Nước Việt - Trung, bởi những lẽ đó hai nước và hai tỉnh sẽ tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi trên để phát triển quan hệ mọi mặt trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 3

Tóm lại, quan hệ giữa hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây trong giai đoạn 2010 - 2016 đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực hợp tác, đưa đến những tác động hết sức tích cực và có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển của hai địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận đó, quan hệ hai tỉnh trong giai đoạn này cũng có những hệ quả tiêu cực, phản ánh mặt trái của mở cửa và hội nhập. Song, xét một cách tổng thể, mở cửa thông thương hai bờ biên giới và phát triển quan hệ toàn diện giữa hai địa phương đưa đến những tác động tích cực là chủ đạo. Mối quan hệ đó không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của mỗi tỉnh mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển quan hệ hai nước. Quan hệ giữa hai địa phương ngày càng đi vào chiều sâu hợp tác đã thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ngày một thực chất và hiệu quả hơn. Trong quá trình hợp tác, những mặt trái là không thể tránh khỏi, vì vậy hợp tác thế nào để phát huy tối đa lợi ích và giảm thiểu những hệ quả tiêu cực luôn là câu hỏi lớn đặt ra đối với mỗi địa phương và mỗi nước trên con đường phát triển.

Trên cơ sở của những thành tựu, hạn chế của quá trình hợp tác và sự đối sánh trong các mối quan hệ khác, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt chúng ta có thể dự đoán những khả năng, chiều hướng của hợp tác của hai tỉnh trong tương lai.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Tây và Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Một là, hợp tác Việt Nam - Trung Quốc ở cả cấp Nhà nước và cấp độ địa phương vẫn được xem là vấn đề láng giềng truyền thống thì nay lại trở thành vấn đề mang tính chiến lược đối với Trung Quốc, bởi nó nằm trong kế hoạch lớn của Trung Quốc hiện nay là tăng cường mở rộng hợp tác Trung Quốc - ASEAN. Vì vậy hợp tác giữa hai địa phương Quảng Ninh - Quảng Tây không chỉ đơn thuần là hợp tác giữa hai địa phương ở hai quốc gia có chung đường biên giới nữa mà là một phần trong chương trình, trong kế hoạch mở rộng liên kết với ASEAN của Trung Quốc.

Hai là, hai địa phương vùng biên này là cửa ngõ, là những chiếc cầu nối để Trung Quốc đi vào thị trường Đông Nam Á rộng lớn. Vì vậy, muốn phát triển quan hệ với khu vực này, trước hết Trung Quốc phải xây dựng được những mối quan hệ hạt nhân, làm cơ sở để Nam tiến. Do đó không khó lý giải trong những năm gần đây Chính phủ Trung Quốc dành nhiều ưu tiên và chính sách ưu đãi đặc biệt cho Quảng Tây trong phát triển mậu dịch biên giới, khuyến khích hợp tác toàn diện Quảng Tây - Quảng Ninh trong đó trọng tâm là thương mại. Đối với Việt Nam, phát triển quan hệ với Trung Quốc nói chung và với Quảng Tây nói riêng mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực và ý nghĩa chính trị to lớn. Với mong muốn thiết lập mối quan hệ láng giềng hữu hảo, tạo điều kiện hòa bình, ổn định trong nước và trong khu vực để xây dựng và phát triển. Thiết lập quan hệ đối tác hợp tác toàn diện với Trung Quốc và các địa phương biên giới là một trong những điểm chú trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Vì vậy trong thời gian qua, Quảng Ninh - Việt Nam cũng được hưởng nhiều chính sách khuyến khích hợp tác biên giới của Chính phủ. Trên cơ sở của những lợi

ích từ hai phía, một bức tranh hợp tác toàn diện về quan hệ giữa hai địa phương Quảng Ninh - Quảng Tây đã được mở rộng hơn trong những năm gần đây.

Ba là, nghiên cứu về cơ sở của mối quan hệ giữa hai địa phương, chúng ta đều nhận thấy đây là hai địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển quan hệ hợp tác song phương. Từ điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên đến điều kiện xã hội - lịch sử, từ cơ chế chính sách của hai Nhà nước đến những nhân tố quốc tế và khu vực đều tạo ra những ưu thế hơn hẳn trong hợp tác Việt - Trung so với các địa phương khác của hai nước. Ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ Việt - Trung ở cấp địa phương giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Quảng Tây, trên cơ sở của những điều kiện thuận lợi sẵn có đó, chính quyền hai tỉnh đã tích cực hợp tác và mở rộng quan hệ trên nhiều mặt. Ban đầu là từ hợp tác trao đổi mậu dịch biên giới là chủ yếu, Quảng Ninh và Quảng Tây đã mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều mặt và đến nay đã thiết lập được mối quan hệ toàn diện và ngày càng đi vào thực chất hơn. Từ chính trị, thương mại, hai tỉnh đã thiết lập các lĩnh vực hợp tác khác như: đầu tư, du lịch, y tế, văn hóa- giáo dục đào tạo, giao thông vận tải, phân giới cắm mốc… Trong các lĩnh vực hợp tác đó, có thể nhận thấy hợp tác trao đổi thương mại là hoạt động phát triển nhất, quan trọng và cốt lõi nhất, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của hai tỉnh và mối quan hệ hai nước. Bên cạnh đó các mặt hợp tác khác cũng đạt nhiều bước tiến song mới chỉ có ý nghĩa tương hỗ và một số lĩnh vực mới mẻ chỉ dừng ở mức độ trao đổi học hỏi kinh nghiệm (Thể dục thể thao, báo chí phát thanh truyền hình…). Đặc biệt từ khi khuôn khổ hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung” được thiết lập, quan hệ Việt - Trung trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây ngày càng được thúc đẩy hơn nữa. Sự phát triển quan

Một phần của tài liệu QUAN hệ GIỮA TỈNH QUẢNG tây (TRUNG QUỐC) và TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) GIAI đoạn 2010 2016 (Trang 115 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w