tư nông nghiệp rất cao Đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu cơ chế hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn trong sản xuất.
Trả lời:
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang phức tạp, làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng trên thế giới thì giá vật tư đầu vào của ngành nông nghiệp cũng không phải là ngoại lệ. Gần đây nhất, giá mặt hàng phân bón đang tăng cao đã gây không ít khó khăn trong sản xuất của người nông dân. Trong sản xuất phân bón, nguyên liệu để sản xuất chủ yếu là nhập khẩu; giá các mặt hàng đầu vào này đã tăng phi mã so với cuối năm 2020, cụ thể như: giá lưu huỳnh (S) tăng 233%, axit sunfuric (H2SO4) tăng 232%, khí amoniac (NH3) tăng 220%, quặng apatit tăng 7,7%, ... Thêm vào đó, giá dầu tăng và container rỗng bị thiếu kéo giá cước vận tải tăng lên. Do vậy, giá các nguyên liệu đầu vào và giá dầu, chi phí vận chuyển tăng cao là nguyên nhân chính làm giá phân bón tăng thời gian qua. Không riêng ở tỉnh Nghệ An, vấn đề giá phân bón tăng cao trên phạm vi cả nước.
Theo điều 15, Luật giá 2012 có quy định về Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có mặt hàng phân bón (Phân đạm, phân NPK). Căn cứ điều 7, Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở Công thương có giải pháp, kế hoạch thực hiện trong giai đoạn phân bón đang tăng cao như hiện nay để đảm bảo sản xuất và tái đầu tư sản xuất cho bà con nông dân.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ, thực hiện công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, thực hiện việc lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp để ngăn chặn và xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật theo công bố hàm lượng tiêu chuẩn mà Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.