Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hộ

Một phần của tài liệu bc-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri-ky-hop-thu-2 (Trang 183 - 185)

II. Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT

10. Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hộ

Ý kiến số 35: Cử tri xã Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn phản ánh việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 về việc “phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025” bên cạnh những mặt tích cực, còn có những bất cập tác động đến đời sống kinh tế, an sinh, tư tưởng của người dân. Đề nghị UBND tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá, có sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời nhằm đảm bảo an sinh, ổn định đời sống người dân ở các khu vực này.

Trả lời:

Thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 – 2025 và Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực I, II, III vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 để tập trung nguồn lực cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo thứ tự ưu tiên. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngày 16/9/2021, Ủy ban Dân tộc ban hành Quyết định số 612/QĐ-UBDT phê duyệt danh sách các thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (thay thế Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021). Theo đó, giai đoạn 2021 – 2025, vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An có 30 xã KV3 (xã đặc biệt khó khăn), 91 xã KV2 và 594 thôn bản đặc biệt khó khăn của giai đoạn 2016 – 2020 không có danh sách các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; trong đó có xã Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn.

Ngày 14/7/2021, UBND tỉnh đã có Báo cáo số 381/BC-UBND về kết quả rà soát các chế độ, chính sách trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số - miền núi giai đoạn 2016-2020; đề nghị Ủy ban Dân tộc trình Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh như: bảo hiểm y tế, chính sách đối với học sinh, chính sách đối với cán bộ… Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Ý kiến số 36: Cử tri huyện Quỳ Hợp phản ánh nhiều đối tượng đã tham gia làm nhiệm vụ trước đây và được Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh cấp giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ TNXP nhưng không có tên trong Quyết định công nhận của UBND tỉnh nên không được hưởng chế độ và phải tạm ngừng sinh hoạt hội. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng này.

Trước năm 2015, việc xác nhận phiên hiệu thanh niên xung phong thuộc thẩm quyền của Tỉnh đoàn và Hội cựu thanh niên xung phong tỉnh. Các đối tượng tại huyện Quỳ Hợp là trường hợp tồn đọng, chưa được Tỉnh đoàn và Hội cựu thanh niên xung phong tỉnh giải quyết. Ngày 25/11/2014, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BNV quy định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động trong các thời kỳ đối với đơn vị chưa được xác định phiên hiệu. Trong đó có nêu: “Hội Cựu thanh niên xung

phong cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ và có văn bản gửi Sở Nội vụ xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong”. Tính từ thời điểm 2015 đến nay, Sở Nội vụ chưa nhận được hồ sơ

đề nghị xác nhận phiên hiệu thanh niên xung phong nào của huyện Quỳ Hợp. Sở Nội vụ đề nghị Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh hướng dẫn các đối tượng cung cấp hồ sơ theo tiêu chí xác nhận phiên hiệu thanh niên xung phong (Chương

2, Thông tư 18/2014/TT-BNV ngày 25/11/2014 của Bộ Nội vụ) gửi về Sở Nội vụ

xem xét, trình UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận phiên hiệu cho các đối tượng.

11. Lĩnh vực nội vụ

Ý kiến số 37: Cử tri Quỳnh Lưu đề nghị quy định mức phụ cấp cụ thể đối với Chủ tịch các hội như: Hội cựu TNXP, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Hội nạn nhân chất độc da cam…

Trả lời:

Việc quy định hội có tính chất đặc thù trong phạm vi địa phương được quy định tại Điều 3, Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 Quyết định về việc quy định hội có tính chất đặc thù. Ban thường vụ Tỉnh ủy đã có ý kiến tại Thông báo số 880-TB/TU ngày 18/9/2013 (Chỉ thực hiện ổn định 15 hội có tính chất

đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh đã được UBND tỉnh có Quyết định công nhận), do đó chưa công nhận thêm các hội đặc thù cấp huyện, cấp xã. Vì chưa phỉa là hội đặc thù do đó các hội cấp huyện, cấp xã chưa được hưởng phụ cấp theo Quyết định 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 03/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 09/1/2014 của UBND tỉnh về chế độ thù lao đối với những người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo hội đặc thù.

Về kinh phí hỗ trợ các hội cấp huyện, cấp xã: Căn cứ các Hướng dẫn về thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cấp huyện, cấp xã hàng năm và công tác báo cáo ngân sách nhà nước của Sở Tài chính Nghệ An, các huyện, thành phố thị xã được thực hiện mức chi hỗ trợ các hội: 750 triệu đồng/huyện/năm; các phường, xã trên địa bàn tỉnh được thực hiện mức chi hỗ trợ các hội: 40 triệu đồng/xã/năm để

phân bổ cho các tổ chức hội hoạt động (ngoài ra các huyện, thành phố, thị xã cấp thêm cho các tổ chức hội cấp huyện, cấp xã hoạt động) chứ không phải cấp kinh phí để chi trả phụ cấp, tiền lương cho các chức danh lãnh đạo hội. Việc chi trả các khoản tiền lương, phụ cấp, chi phí hoạt động thực hiện theo Điều lệ và quy chế của Ban Chấp hành hội.

Ý kiến số 38: Cử tri xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo xác định lại địa giới hành chính cho 35 hộ dân xóm Đồng Nang với tổng diện tích 70 ha đã sản xuất ổn định từ lâu đời trên địa giới hành chính xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ.

Trả lời:

Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”. Thời gian qua, Sở Nội vụ đã chỉ đạo UBND huyện Quỳ Hợp và huyện Tân Kỳ thực hiện rà soát lại toàn bộ tuyến ĐGHC giữa 2 xã, 2 huyện đã được lập theo hồ sơ, bản đồ ĐGHC 364/CT trước đây nếu có bất cập trong quản lý ĐGHC giữa hai bên thì tiến hành tổ chức hiệp thương để thống nhất chỉnh lý, điều chỉnh phù hợp với thực tế quản lý sử dụng đất đai của các địa phương. Tuy nhiên, qua quá trình tổ chức hiệp thương đối với tuyến ĐGHC trên giữa 2 xã, 2 huyện đã thống nhất giữ nguyên theo hồ sơ, bản đồ ĐGHC 364/CT không thực hiện điều chỉnh theo hiện trạng xâm canh đất đai, đồng thời thực hiện việc quản lý xâm canh theo quy định của Luật đất đai.

Trên đây là Báo cáo tổng hợp giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước, trong và sau kỳ họp thứ 02, HĐND tỉnh khóa XVIII. UBND tỉnh trân trọng báo cáo HĐND tỉnh./.

Một phần của tài liệu bc-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri-ky-hop-thu-2 (Trang 183 - 185)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w