Kiến số 150: Cử tri huyện Kỳ Sơn phản ánh hiện nay có một số bản chưa được lắp đặt hệ thống truyền thanh nên rất nhiều khó khăn trong công

Một phần của tài liệu bc-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri-ky-hop-thu-2 (Trang 146 - 151)

chưa được lắp đặt hệ thống truyền thanh nên rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền các chủ trương Chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo lắp đặt hệ thống truyền thanh.

Trả lời:

Ngày 12/10/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3752/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước hiện đại hóa hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025”.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành thực hiện có hiệu quả Đề án nêu trên.

PHẦN II. CÁC Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ TRONG VÀ SAU KỲ HỌPI. Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ BỨC XÚC, CẦN GIẢI QUYẾT KỊP THỜI I. Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ BỨC XÚC, CẦN GIẢI QUYẾT KỊP THỜI

1. Lĩnh vực công thương

Ý kiến số 01: Cử tri huyện Con Cuông đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo di dời đường điện đi qua Trường Trung học cơ sở Châu Cam thuộc xã Châu Khê vì khoảng cách không đảm bảo an toàn cho cán bộ giáo viên và học sinh của nhà trường, nhất là mùa mưa bão. UBND huyện Con Cuông đã có văn bản gửi Công ty Điện lực Nghệ An nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Trả lời:

Tuyến Đường dây 371 E15.14 đi qua Trường trung học cơ sở Châu Cam thuộc xã Châu khê cột điện nguyên trạng cao 14m đảm bảo khoảng cách an toàn vận hành theo quy định nhưng do đi qua trường học nên cần di dời để có không gian phục vụ học tập, sinh hoạt của nhà trường. Mặt bằng hiện trạng khu vực rất khó bố trí dịch chuyển tuyến, Công ty Điện lực Nghệ An đã làm việc và đã thống nhất được mặt bằng tuyến mới với UBND xã đồng thời đang triển khai các bước tiếp theo. Dự kiến sẽ thực hiện hoàn thành trong năm 2021.

2. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ý kiến số 02: Cử tri xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp phản ánh trên địa bàn xã Nam Sơn có 01 cá thể Voi rừng thường xuyên xuống phá hoại cây cối, hoa màu của người dân bản Tăng, nhân dân hết sức lo lắng. Đề nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo việc di chuyển cá thể Voi đi nơi khác để Nhân dân yên tâm sinh sống và sản xuất.

Trả lời:

a) Về nội dung phản ánh trên địa bàn xã Nam Sơn có 01 cá thể voi rừng thường xuyên xuống phá hoại cây cối, hoa màu của người dân bản Tăng, nhân dân hết sức lo lắng

- Việc cử tri xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp phản ánh có cá thể voi rừng thường xuyên xuống phá hoại cây cối, hoa màu của người dân bản Tăng là có thật. Theo báo cáo của UBND xã Bắc Sơn, UBND xã Nam Sơn thì hàng năm, vào mùa lúa chín chuẩn bị thu hoạch (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) Voi thường xuất hiện ở các khu vực rừng tự nhiên, rừng trồng và nương vườn của nhân dân 05 xóm, bản ở xã Bắc Sơn, gồm: Bản Hiêng, bản Mánh, bản Vi, bản Pục Nháo và

xóm bản Tăng. Voi di chuyển qua nhiều vùng, nhiều nương vườn và phá hoại hoa màu, lúa, cây Keo làm ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của nhân dân.

- Căn cứ mục 3.3, Thông báo số 406/TB-UBND ngày 23/6/2018 của UBND tỉnh về kết luận của đồng chí Đinh Viết Hồng – Phó chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị giữa kỳ Dự án khẩn cấp bảo tồn Voi tỉnh Nghệ An đến năm 2020 thì

"trong trường hợp có sự phá hoại của Voi về hoa màu, tài sản cần kịp thời đánh giá, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp hỗ trợ". UBND huyện Quỳ Hợp đã chỉ đạo

UBND xã Nam Sơn và Bắc Sơn tiến hành làm việc, kiểm tra thực tế những khu vực mà cá thể Voi đi qua, diện tích cấy cối, hoa màu bị phá hoại (qua thống kê diện tích bị phá hoại ở xã Bắc Sơn gồm: 0,889 ha cây lúa, 0,558 ha cây mía và một số diện tích trồng keo; ở xã Nam Sơn có 0,4 ha lúa nước bị phá hoại). UBND huyện Quỳ Hợp đã đề nghị UBND các xã Bắc Sơn và Nam Sơn tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ cá thể Voi theo quy định của pháp luật, không để xẩy ra xung đột làm ảnh hưởng đến cá thể voi hiện tại đang sinh sống trên địa bàn và xây dựng phương án hỗ trợ trước mắt cho các hộ dân bị thiệt hại do cá thể Voi phá hoại đồng thời lập hồ sơ chi tiết đề nghị UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành cấp tỉnh hỗ trợ cho nhân dân bị thiệt hại.

b) Về nội dung đề nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo việc di chuyển cá thể Voi đi nơi khác để nhân dân yên tâm sinh sống và sản xuất

- Hiện nay chưa thể di dời cá thể Voi này với lý do: Trên toàn quốc đã nhiều lần di chuyển voi rừng về vùng sinh thái mới, nhưng tất cả các lần di chuyển đều thất bại do vùng sinh thái mới không phù hợp; Voi không hòa nhập được với đàn mới nên tất cả đều bị chết. Trong tương lai, khi có nghiên cứu đầy đủ về đặc tính cá thể Voi này và vùng sinh thái phù hợp thì mới có thể di chuyển cá thể Voi này được.

- Để bảo vệ cá thể Voi rừng trên địa bàn, UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Quỳ Hợp, UBND xã Bắc Sơn, Nam Sơn tăng cường chỉ đạo hoạt động có hiệu quả, theo dõi chặt chẽ, nắm bắt, phản ứng kịp thời lịch trình di chuyển của cá thể Voi, có mặt kịp thời để xua đuổi Voi rừng tránh xung đột giữa Voi và người theo đúng quy định tại Điều 8, Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp “Trong trường hợp Voi nói riêng và động vật rừng

nguy cấp, quý, hiếm nói chung đe dọa xâm hại nghiêm trọng tài sản hoặc tính mạng con người; tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất”, hạn chế thiệt hại do

Năm 2018, UBND xã Bắc Sơn và Nam Sơn đã làm việc với Đoàn công tác của Vườn quốc gia Pù Mát để có phương án quản lý, bảo vệ cá thể Voi. UBND xã Bắc Sơn đã thành lập Tổ phản ứng nhanh phòng tránh xung đột giữa Voi và người, tổ gồm 7 thành viên được Vườn Quốc gia Pù Mát tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, cung cấp các thiết bị cần thiết và chi trả phụ cấp cho mỗi thành viên 1.000.000 đồng/người/tháng. UBND xã Bắc Sơn cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng như: Hạt Kiểm lâm, Khu BTTN Pù Huống tổ chức tuyên truyền cho nhân dân tránh xung đột và không làm hại đến Voi.

3. Lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Ý kiến số 03: Cử tri xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết việc xí nghiệp gạch ngói Mỹ Lý khai thác đất quá sâu, gây nguy cơ đuối nước, sạt lở, ảnh hưởng đến tính mạng và sản xuất nông nghiệp của người dân.

Trả lời:

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường cử tri kiến nghị “ xí nghiệp

gạch ngói Mỹ Lý khai thác đất quá sâu gây nguy cơ đuối nước, sạt lở, ảnh hưởng đến tính mạng và sản xuất nông nghiệp của người dân” là có cơ sở.

Thực tế nhà máy có khai thác đất và ngày 12/8/2021, phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, đã đình chỉ hoạt động và đang xử lý hành vi vi phạm của Công ty. Tại buổi làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu Công ty không được khai thác tại khu vực nguyên liệu trước khi hoàn thành các thủ tục theo quy định của Luật khoáng sản năm 2010 và các quy định khác có liên quan. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND Diễn Châu và UBND xã Diễn Phú giám sát việc chấp hành pháp luật đối với Công ty CP Gạch ngói và xây lắp Diễn Châu; giám sát không cho phép Công ty khai thác khoáng sản tại khu vực quy hoạch vùng nguyên liệu khi chưa hoàn thành các thủ tục liên quan; Nếu có sai phạm, kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Ý kiến số 04: Cử tri thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện dứt điểm công trình xử lý kho thuốc sâu tại khối Tân Hòa (khối Tân Hiếu cũ) thị trấn Nghĩa Đàn để bàn giao mặt bằng lại cho nhân dân sản xuất. Nhân dân đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.

Trả lời:

Dự án Xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xóm Bình Hiếu (nay là khối Tân Hòa), thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 6208/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 phê duyệt điều chỉnh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình: Xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xóm Bình Hiếu, thị trấn Nghĩa Đàn, huyện

Nghĩa Đàn. Ngày 21/5/2018, UBND huyện Nghĩa Đàn ban hành Quyết định số 1136/QĐ-UBND và tiến hành giải phóng mặt bằng khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ. Thời gian qua, đơn vị thi công đã tiến hành thi công dự án nhưng đến nay chưa hoàn thành; chưa bàn giao mặt bằng cho người dân sản sản xuất. Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, yêu cầu đơn vị thi công dự án Xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại khối Tân Hòa (xóm Bình Hiếu cũ), thị trấn Nghĩa Đàn đẩy nhanh tiến độ thi công dự án và bàn giao mặt bằng cho nhân dân tiếp tục sản xuất.

4. Lĩnh vực y tế

Ý kiến số 05: Cử tri xã Bắc Thành, huyện Yên Thành, cử tri thị xã Cửa Lò, cử tri huyện Kỳ Sơn đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ có các giải pháp cụ thể để tăng số lượng vắc xin phòng dịch Covid-19 cho người dân (vì theo thống kê, hiện tại tỉnh Nghệ An là một trong những tỉnh có tỷ lệ tiêm phòng dịch Covid-19 thấp nhất cả nước).

Trả lời:

Trong thời gian qua, UBND tỉnh ban hành các Quyết định: Số 2628/QĐ- UBND ngày 28/7/2021 về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tỉnh Nghệ An; số 2720/QĐ-UBND ngày 02/8/2021 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022; số 2976/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 về việc ban hành Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chiến dịch triển khai tiêm chủng tỉnh Nghệ An. Đồng thời, chỉ đạo hướng dẫn các địa phương thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm trên địa bàn;

Theo số liệu thống kê đến ngày 24/9/2021 đã triển khai 17 đợt với tổng số mũi tiêm: 495.977 (số người tiêm đủ 2 mũi 87.415, số người tiêm ít nhất 01 mũi

408.562) số người tiêm ít nhất 01 mũi chiếm 19,74% trên tổng số đối tượng tiêm

chủng (trên 2.4 đối tượng tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên ) đứng thứ 57 toàn quốc, tỷ lệ phân bổ vắc xin/tổng số phân bổ cả nước chiến 1,19% đứng thứ 15 toàn quốc; tỷ lệ tiêm chủng so với tỷ lệ phân bố vắc xin đạt 101,29% .

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Công văn: Số 2132/UBND- VX ngày 13/4/2021; số 380/UBND-VX ngày 17/9/2021 về đăng ký số lượng vắc xin phòng COVID -19. Theo thông báo của Bộ Y tế tại Công văn số 5946/BYT- DP ngày 24/7/2021 về việc phân bổ vắc xin phòng COVD-19, dự kiến tỉnh Nghệ An được phân bổ 4,26 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021.

Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục kiến nghị với Trung ương phân bổ số đủ lượng vắc xin theo dự kiến và sẽ phân bổ ngay cho các huyện,

thành phố, thị xã sau khi nhận được Quyết định phân bổ của Trung ương, đồng thời chỉ đạo triển khai công tác tiêm chủng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và đảm bảo tiến độ.

Ý kiến số 06: Cử tri huyện Quỳnh Lưu phản ánh hiện nay theo quy định phòng chống dịch Covid-19 đối với người đi từ vùng dịch phải cách ly tập trung cần lấy mẫu xét nghiệm 3- 5 lần, mỗi lần chi phí xét nghiệm 734.000 đồng. Đề nghị UBND tỉnh xem xét có chính sách hỗ trợ một phần chi phí xét nghiệm Covid-19 cho những đối tượng này.

Trả lời:

Liên quan đến hỗ trợ chi phí cách ly y tế tập trung (trong đó có chi phí xét nghiệm) đối với người từ vùng dịch trở về, UBND tỉnh đã có chủ trương đồng ý hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho các đối tượng tại Công văn số 6885/UBND-KGVX ngày 17/9/2021, nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp hiện hành. Theo đó, Sở Tài chính đã có Công văn số 3508/STC-NST ngày 22/9/2021 triển khai đến các đơn vị, địa phương có liên quan kịp thời để áp dụng. Như vậy, kiến nghị nêu trên đã được xử lý.

Một phần của tài liệu bc-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri-ky-hop-thu-2 (Trang 146 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w