nghiên cứu tăng lương hưu cho các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995.
Trả lời:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới đời sống của những người nghỉ hưu. Với quan điểm chế độ bảo hiểm xã hội đối với những người làm việc và nghỉ hưu trước năm 1995 không hoàn toàn áp dụng nguyên tắc đóng – hưởng mà còn là sự ghi nhận của Nhà nước đối với quá trình công tác của người lao động, để sau khi nghỉ việc họ được hưởng khoản lương hưu, trợ cấp tương ứng với thời gian công tác. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động cao hay thấp được tính trên cơ sở mức tiền lương tháng làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội và thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội khi còn làm việc. Vấn đề khắc phục mức chênh lệch lương hưu và lương hưu thấp của những người nghỉ hưu trước năm 1995 đã được từng bước giải quyết.
+ Trong giai đoạn 2003- 2007, Chính phủ đã 05 lần điều chỉnh lương hưu với mức tăng từ 164,8% đến 228,8% (tuỳ thuộc vào mức lương khi nghỉ hưu và thời điểm nghỉ hưu) so với mức lương hưu của tháng 12 năm 2002, trong đó người nghỉ hưu trước tháng 9 năm 1985 và trước tháng 4 năm 1993 được điều chỉnh với tỷ lệ cao hơn những người nghỉ hưu ở giai đoạn từ tháng 4 năm 1993 trở về sau.
+ Riêng trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã 12 lần điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Trong đó, riêng đối với những người nghỉ hưu có mức lương hưu thấp, triển khai Nghị quyết số 99/2015/QH13 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2016/NĐ- CP ngày 15-6-2016, thực hiện điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995.
Tuy nhiên, do chính sách tiền lương, chính sách cán bộ, chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn cải cách, thay đổi nên vẫn tồn tại chênh lệch nhất định trong lương hưu của người nghỉ hưu giữa các thời kỳ.
Ngày 23/5/2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội,
trong đó chỉ rõ: “lương hưu cơ bản được điều chỉnh chủ yếu dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, khả năng của Quỹ bảo hiểm xã hội và Ngân sách Nhà nước; quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ”.
Triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW và Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng đề án thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ.
Trong thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng thường xuyên tiếp nhận các kiến nghị của những người về hưu trước năm 1995 về việc lương hưu thấp; đồng thời, các Đại biểu Quốc hội đã gửi nhiều nội kiến nghị đề nghị Bộ nghiên cứu để khắc phục lương hưu của những người về hưu trước năm 1995. Qua nghiên cứu chính sách, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận thấy, nhóm đối tượng này có mức hưởng thấp hơn mặt bằng chung là do đặc thù của chính sách tiền lương giai đoạn trước năm 1995, cùng với các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm đó nên phần lớn người lao động nghỉ hưu, nghỉ việc theo chế độ mất sức lao động với thời gian làm việc ngắn và mức tiền lương trước khi nghỉ việc thấp, từ đó ảnh hưởng đến mặt bằng chung về mức hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
Để rút ngắn chênh lệch, hiện nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ phương án về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với những người hưởng lương hưu, trợ cấp từ trước ngày 01/01/1995 để Chính phủ xem xét, quyết định
10. Lĩnh vực Lao động, thương binh và xã hội
- Ý kiến số 116: Cử tri xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc; xã Thọ Thành,huyện Yên Thành; xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai; thị xã Thái Hòa kiến huyện Yên Thành; xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai; thị xã Thái Hòa kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo chi trả chế độ cho những cá nhân, gia đình, dòng họ được tặng Huân chương chiến công của Chủ tịch nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích tham gia kháng chiến.
Trả lời:
Hiện nay, các văn bản có liên quan đến việc giải quyết chế độ chính sách cho người có công với cách mạng chưa có quy định, hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp cho cá nhân, gia đình, dòng họ được tặng Huân chương chiến công của Chủ tịch nước.
Về kiến nghị giải quyết chế độ trợ cấp cho gia đình, dòng họ có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Tại Điều 1, Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về đối tượng, phạm vi điều chỉnh thì trường hợp gia đình, dòng họ có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa được điều chỉnh. Sở Lao động- TB và XH đã có văn bản báo cáo, kiến nghị Bộ Lao động- TB và XH xem xét sửa đổi, điều chỉnh nhóm đối tượng là gia đình, dòng họ có thành tích tham gia kháng chiến được các cơ quan tặng Bằng khen được giải quyết chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg. Nhưng đến nay vẫn chưa được Thủ tướng, Chính phủ điều chỉnh để thực hiện.