hỗ trợ kinh phí hàng năm cho Ban Thanh tra nhân dân cấp xã và Ban giám sát đầu tư cộng đồng.
Trả lời:
a) Đối với kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã:Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 63/2017/TT-BTC ngày 19/6/2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân: “Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra
nhân dân cấp xã do ngân sách địa phương bảo đảm. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, mức tối thiểu 5 triệu đồng/Ban/năm và cân đối cho ngân sách cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho Ban Thanh tra nhân dân hoạt động.”
Ngày 20/12/2017, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 25/2017/NQ-HĐND quy định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh là 6 triệu đồng/Ban/năm (cao hơn mức tối thiểu do Trung ương ban hành là 5 triệu đồng/Ban/năm).
Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn, mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã trên là phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh và thực tiễn địa phương. Do vậy, Sở Tài chính đề nghị giữ nguyên mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã,
phường, thị trấn theo quy định tại Nghị quyết 25/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh.
b) Đối với kinh phí Ban giám sát đầu tư cộng đồng:
Kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn cấp xã là một trong những nội dung thuộc nhiệm vụ chi hoạt động quản lý hành chính cấp xã. Theo dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, ổn định đến năm 2025; dự kiến bố trí kinh phí hoạt động quản lý hành chính cấp xã tăng so với Định mức quy định tại Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016, cụ thể như sau:
- Mức 530 triệu đồng/xã/năm đối với xã loại I (tăng 150 triệu đồng so với mức 380 triệu/xã/năm).
- Mức 490 triệu đồng/xã/năm đối với xã loại II (tăng 140 triệu đồng so với mức 350 triệu đồng/xã/năm).
- Mức 450 triệu đồng/xã/năm đối với xã loại III (tăng 130 triệu đồng so với mức 320 triệu đồng/xã/năm).
Việc phân bổ cụ thể kinh phí hoạt quản lý hành chính đối với từng xã (trong đó bao gồm nội dung chi hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng) thì UBND cấp xã căn cứ vào các quy định hiện hành và tình hình thực tế của địa phương để phân bổ cho phù hợp để trình HĐND xã xem xét, quyết nghị theo phân cấp.
- Ý kiến số 133: Cử tri các huyện: Anh Sơn, Cửa Lò, Đô Lương, HưngNguyên, Nam Đàn, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thái Hòa, Thanh Nguyên, Nam Đàn, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thái Hòa, Thanh Chương, Tương Dương, Quỳ Hợp, Yên Thành kiến nghị bố trí chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xã đối với chức danh Thú y. Hiện nay, công việc này do công chức xã kiêm nhiệm, trong khi đó khối lượng công việc của công chức xã nhiều, lại không có chuyên môn nghiệp vụ thú y nên công tác thú y và phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn.
Trả lời:
Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Nội vụ xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trong kỳ họp cuối năm 2021; trong đó bổ sung chức danh Thú ý.