Kiến số 148: Cử tri thị xã Thái Hòa kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tăng cường điều tra, xử lý hành vi lừa đảo qua mạng xã hộ

Một phần của tài liệu bc-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri-ky-hop-thu-2 (Trang 143 - 145)

ngành chức năng tăng cường điều tra, xử lý hành vi lừa đảo qua mạng xã hội Zalo, Facebook chiếm đoạt tài sản.

Trả lời:

Sau khi nhận được kiến nghị của cử tri, Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an TX. Thái Hòa tiến hành kiểm tra, xác minh giải quyết kiến nghị cử tri theo đúng quy định pháp luật. Qua xác minh được biết, nội dung kiến nghị trên là băn khoăn chung của một số cử tri phường Long Sơn, TX. Thái Hòa

(được Ban Thường trực MTTQ phường Long Sơn chủ động nắm bắt tại Hội nghị vận động bầu cử tháng 5/2021, không có cử tri phát biểu tại Hội nghị).

Thời gian qua, Công an tỉnh đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tinh và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường đấu tranh mạnh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là:

- Đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 423/KH-UBND ngày 23/7/2020 về thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 19/5/2021 về tăng cường các giải pháp phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao… Công an tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, như: Kế hoạch số 04/KH-CAT-PC02-PV01 ngày 18/12/2019 về tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 1101/KH-CAT-PC02-PV01 ngày 14/8/2020 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ…

- Đã quan tâm đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, đẩy mạnh tuyên truyền các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng nhiều hình thực phong phú, đa dạng, hiệu quả. Trong đó, các phòng Công an tỉnh và Công an các huyện,

thành, thị thường xuyên đăng tải bài viết tuyên truyền, cảnh báo trên trang Facebook của đơn vị, trang cá nhân cán bộ, chiến sỹ, mỗi bài viết đều thu hút hàng nghìn lượt xem và chia sẻ.

- Đã phát hiện, đấu tranh, triệt xóa nhiều ổ nhóm đối tượng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, điển hình như: Phòng PC02, Công an huyện Nghi Lộc phá 02 chuyên án, bắt 02 ổ nhóm 14 đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức lừa bán số lô, số đề, làm rõ các đối tượng đã chiếm đoạt của hàng trăm bị hại trong cả nước với số tiền trên 40 tỷ đồng. Phá chuyên án, bắt 02 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã

hội bằng thủ đoạn giả danh doanh nhân thành đạt (do đối tượng ngươi nước ngoài cầm đầu), số tiền chiếm đoạt hơn 4,1 tỷ đồng. Công an TP. Vinh phá chuyên án, bắt 03 đối tượng trú tại (tỉnh Cà Mau, tỉnh Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng viễn thông, mạng xã hội, làm rõ 28 vụ, số tiền chiếm đoạt khoảng 16 tỷ đồng. Công an TX. Thái Hòa phá chuyên án, bắt nhóm 05 đối tượng đều trú tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn “hack” các tài khoản Facebook để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm rõ các đối tượng chiếm đoạt của nhiều bị hại trong cả nước với số tiền trên 02 tỷ đồng.

Quá trình đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Công an tỉnh gặp một số khó khăn, như:

- Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức sử dụng mạng internet, mạng xã hội… hầu hết đều có trình độ, am hiểu công nghệ thông tin, phạm vi hoạt động, gây án rộng, nhiều đối tượng ở ngoại tỉnh, ở nước ngoài, thường xuyên thay đổi thông tin cá nhân, số điện thoại, tài khoản giao dịch ngân hàng, tài khoản mạng xã hội, sử dụng tài khoản ảo, thay đổi địa bàn hoạt động… Do đó, công tác xác minh, điều tra, thu thập tài liệu gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc đi lại, phương tiện, kinh phí bảo đảm… còn hạn chế.

- Công tác quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực, như: tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin... còn nhiều tồn tại, sơ hở, thiếu sót, để tội phạm lợi dụng hoạt động, gây nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh. Trong khi đó, việc phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu liên quan hoạt động phạm tội của một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là các ngân hàng, công ty cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông có lúc chưa kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ điều tra, xác minh các tin báo, vụ án, vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng ngày càng tinh vi, đa dạng, khó dự đoán. Trong khi trình độ dân trí, kiến thức và sự am hiểu về khoa học công nghệ của nhân dân còn hạn chế, nhất là người trung và cao tuổi, người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa… nên công tác phòng ngừa loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian tới, Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng phạm tội để răn đe, phòng ngừa chung; đồng thời, kiến nghị các cơ quan, tổ chức liên quan, nhất là ngành thông tin và truyền thông, các nhà mạng, ngân hàng tăng cường công tác quản lý, bảo mật thông tin, bảo đảm quyền lợi khách hàng, tránh việc các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội.

Một phần của tài liệu bc-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri-ky-hop-thu-2 (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w