Lĩnh vực đầu tư, xây dựng

Một phần của tài liệu bc-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri-ky-hop-thu-2 (Trang 151 - 154)

II. Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT

1. Lĩnh vực đầu tư, xây dựng

Ý kiến số 07: Cử tri thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đầu tư, nâng cấp công suất nhà máy cấp nước thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu lên 1.500m3/ngày/đêm để đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân.

Trả lời:

Nhà máy cấp nước thị trấn Tân Lạc, huyện Qùy Châu được xây dựng từ năm 2001do Công ty cổ phần cấp nước Nghệ An quản lý.Từ năm 2001 đến nay, nhà máy phục vụ cấp nước sinh hoạt cho khoảng 811 hộ, chủ yếu thuộc địa bàn của thị trấn Tân Lạc, với công suất hoạt động 400m3/ngày/đêm. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn tăng cao để phục vụ cho sự phát triển mở rộng của không gian đô thị, doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân,.. công suất hiện tại của nhà máy không còn tối ưu (hiện tại đang khai thác vượt công suất 800m3/ngày/đêm), cần nâng cấp công suất lên 1.500m3/ngày/đêm để đáp ứng đủ nhu cầu.

Ngày 5/8/2021, UBND huyện Qùy Châu có Công văn số 975/UBND- KTHT gửi Công ty cổ phần cấp nước Nghệ An xem xét đầu tư hệ thống cấp nước cho khối thuộc thị trấn Tân Lạc. Ngày 21/9/2021, Công ty cổ phần cấp thoát nước Nghệ An có Công văn số 374/CNNA phúc đáp UBND huyện Qùy Châu, báo cáo thực trạng hoạt động của nhà máy, kiến nghị UBND huyện bàn giao 510m2 đất của nhà văn hóa khối A2 để mở rộng nhà máy trên vị trí cũ, Công ty đồng ý huy động vốn để đầu tư nâng cấp. Hiện nay, UBND huyện Qùy Châu đang làm việc

với Công ty cổ phần cấp nước Nghệ An để thống nhất lựa chọn vị trí, tiến hành xây dựng nâng cấp nhà máy nước thị trấn Tân Lạc.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND huyện Quỳ Châu kịp thời hỗ trợ, giải quyết kiến nghị của Công ty cổ phần cấp nước Nghệ An liên quan đến nâng cấp nhà máy nước thị trấn Tân Lạc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân địa phương.

Ý kiến số 08: Cử tri các xã: Đoọc May, Mường Ải, huyện Kỳ Sơn phản ánh Trạm y tế xã Đoọc May và Mường Ải xuống cấp nghiêm trọng, khuôn viên chật hẹp, một số trang thiết bị y tế không có. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư, xây dựng để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

Trả lời:

Trạm y tế xã Mường Ải đã đưa vào danh mục đầu tư công Chương trình thuộc nguồn vốn theo Nghị quyết 88 giai đoạn 2021 – 2025.

Trạm Y tế xã Đoọc May đã được UBND tỉnh đề xuất Trung ương cho xây dựng từ nguồn kinh phí ODA.

2. Lĩnh vực công thương

Ý kiến số 09: Cử tri thị xã Hoàng Mai kiến nghị UBND tỉnh không tổ chức triển khai thí điểm dự án điện mặt trời ở hồ Vực Mấu để bảo vệ an toàn hồ, đập cũng như đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước của hồ Vực Mấu, nguồn cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt, tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu.

Trả lời:

Dự án điện mặt trời nổi hồ Vực Mấu đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất bổ sung vào danh mục Quy hoạch điện VII điều chỉnh tại Văn bản số 5632/TTg-CN ngày 20/11/2020 trên cơ sở Tờ trình số 8858a/TTr-UBND ngày 12/12/2019 của UBND tỉnh Nghệ An. Trong quá trình thẩm định dự án, Dự án được Bộ Công Thương xin ý kiến của 12 Bộ, ngành, địa phương liên quan (gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc Phòng, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Điều tiết Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, UBND tỉnh Nghệ An). Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp ý về việc đánh giá tác động môi trường đối với nguồn nước sinh hoạt cấp từ hồ Vực Mấu tại Công văn số 1843/BNN-KTHT; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã góp ý đề nghị xem xét vị trí quy hoạch dự án thuộc khu vực hồ Vực Mấu để đảm bảo không ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ nguồn nước hồ chứa theo quy định tại Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ tại Công văn số 1393/BTNMT- KHTC. Các nội dung góp ý của các Bộ, ngành liên quan đã được Bộ Công Thương chỉ đạo, hiệu chỉnh hồ sơ đề xuất quy hoạch và thẩm định, trình và Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản chấp thuận bổ sung Dự án điện mặt trời nổi hồ

Vực Mấu vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh để triển khai thực hiện theo cơ chế đấu thầu/ đấu giá phát triển điện mặt trời được cấp có thẩm quyền ban hành.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện dự án, Nhà đầu tư phải thực hiện các nội dung sau: (1) Thực hiện đánh giá tác động môi trường theo Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21/5/2021 của Chính phủ về đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định trước khi cấp chủ trương đầu tư và đánh giá chi tiết tác động môi trường đối với dự án, trình các cấp thẩm quyền xem xét, thẩm định phê duyệt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và quy định hiện hành trước khi phê duyệt dự án đầu tư; (2) Lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về sử dụng nước của hồ đảm bảo môi trường sinh thái, chất lượng nguồn nước đáp ứng cho sinh hoạt, sản xuất, trong đó lưu ý đến diện tích mặt nước sử dụng lắp đặt các tấm pin đảm bảo có đủ mặt thoáng của hồ, đảm bảo phù hợp với các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải; (3) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An (đơn vị trực tiếp quản lý vận hành hồ) và các đơn vị liên quan để thống nhất phương án nhằm đảm bảo an toàn hồ đập thủy lợi Vực Mấu, an toàn cho công trình điện mặt trời và đảm bảo công tác phòng chống thiên tai trong vùng; (4) Đồng thời, làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An, UBND thị xã Hoàng Mai và các đơn vị liên quan thống nhất xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước khu vực hồ Vực Mấu để đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ. Do vậy, đối với kiến nghị của Cử tri thị xã Hoàng Mai, sẽ được xem xét, cập nhập trong quá trình đánh giá tác động môi trường của dự án và xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan.

Ý kiến số 10: Cử tri thị xã Hoàng Mai và huyện Yên Thành kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành điện thay thế các cột điện hạ thế xuống cấp, đường dây hạ thế kém chất lượng để đảm bảo an toàn cho nhân dân, nhất là trong mùa mưa bão.

Trả lời:

Lưới điện hạ thế của Huyện Yên Thành do địa phương đầu tư bàn giao sang ngành Điện với hiện trạng chủ yếu là cột tre gỗ, cột bê tông tự đúc, dây trần kém chất lượng đã cũ nát, xuống cấp. TBA ít không đủ công suất truyền tải và bán kính cấp điện rộng. Đặc biệt có 16 xã bàn giao theo hình thức cho mượn tài sản. Sau khi tiếp nhận Công ty Điện lực Nghệ An đã chủ động lập phương án đầu tư nâng cấp TBA 110 kV Yên Thành; cải tạo đường dây cao áp, hạ áp và bổ sung thêm TBA. Đến thời điểm hiện tại đường dây trần hạ thế chỉ còn khoảng 15%; Năm 2017-2021 đã đầu tư dắm thêm hơn 100 trạm biến áp để giảm bán kính cấp điện nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Hiện tại còn một số khu vực chủ yếu là nhánh rẽ chất lượng điện chưa đảm bảo yêu cầu.

Trong năm 2021, Công ty Điện lực Nghệ An đã đầu tư vào Huyện Yên Thành nhiều dự án để cải tạo lưới điện trong đó có dắm bổ sung 35 trạm biến áp

chống quá; Cải tạo lưới điện hạ thế tại các Xã Tiến Thành, Hùng Thành... thay thế và bổ sung gần 1.000 cột điện hạ thế. Dự kiến từ nay đến cuối năm Công ty tiếp tục thực hiện đầu tư để dắm thêm 31 TBA cải tạo toàn bộ lưới điện 10 KV sau 02 TBA Trung gian Lăng Thành và TG Yên Thành lên vận hành 35 KV; Xây dựng và bổ sung thêm 01 mạch Xuất tuyến 35 KV từ trạm 110 KV Yên Thành về cấp điện cho khu vực Miền núi Lăng thành, Tiến Thành, Hùng Thành, Hậu Thành của Huyện Yên Thành. Ngoài các dự án nêu trên, trong quá trình quản lý vận hành Công ty sử dụng nguồn vốn SCTX để sửa chữa lưới điện phục vụ nhân dân.

3. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ý kiến số 11: Cử tri kiến nghị UBND tỉnh cân đối ngân sách đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng hệ thống thủy lợi, đê, kè trên địa bàn tỉnh để phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của Nhân dân, cụ thể:

+ Xây dựng trạm bơm tại xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn (cử tri huyện Anh Sơn);

+ Sửa chữa cống thoát nước tại đập tràn Tân Thọ, thuộc khối Tân Đồng, thị trấn Nghĩa Đàn (cử tri thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn);

+ Sửa chữa Trạm bơm Tân Khánh, xã Nghĩa Khánh (cử tri xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn);

+ Sửa chữa đập Đồng Bói, xã Nghĩa Khánh do không đảm bảo ngăn lũ từ sông Hiếu chảy vào trong mùa mưa lũ (cử tri xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn);

+ Sửa chữa tuyến kênh N6 trên địa bàn xã Bắc Thành thuộc dự án Jica (cử tri huyện Yên Thành);

+ Nạo vét, khơi thông dòng chảy sông Mai Giang (hay còn gọi là sông Mơ) chạy qua địa bàn xã, phường: Quỳnh Xuân, Mai Hùng và Quỳnh Liên thuộc thị xã Hoàng Mai (cử tri thị xã Hoàng Mai).

Trả lời:

Một phần của tài liệu bc-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri-ky-hop-thu-2 (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w