Về chính sách hỗ trợ tổ chức cắm mốc, xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước theo phân cấp quản lý cho các đối tượng thuộc khu vực địa

Một phần của tài liệu bc-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri-ky-hop-thu-2 (Trang 158 - 182)

II. Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT

c) Về chính sách hỗ trợ tổ chức cắm mốc, xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước theo phân cấp quản lý cho các đối tượng thuộc khu vực địa

đập, hồ chứa nước theo phân cấp quản lý cho các đối tượng thuộc khu vực địa bàn trung du, miền núi.

Tại Khoản 1,3,4,5,6- Điều 23. Bảo vệ đập, hồ chứa nước (Nghị định

114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ) quy định:

“1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước.

3. Đập, hồ chứa thủy lợi phải được cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi a) Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước. Kinh phí cắm mốc được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;

b) Đối với đập, hồ chứa thủy lợi đang khai thác mà chưa được cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hoặc phạm vi bảo vệ không còn phù hợp thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ. Kinh phí cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác và nguồn hợp pháp khác.

5. Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a, điểm b khoản này và khoản 6 Điều này.

6. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước nhỏ quyết định phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước.

Như vậy, trách nhiệm của chủ đập phải xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước và phương án cắm mốc hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguồn kinh phí cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ý kiến số 13: Cử tri xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ chính quyền địa phương tiến hành xác định lại, hoàn thành bản đồ quy hoạch đất 3 loại rừng do trước đây đo vẽ chồng lấn lên các diện tích đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân vùng phụ cận, giáp ranh. Cử tri đã kiến nghị nhiều lần, trong nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Trả lời:

Thực hiện Quyết định số 536/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quốc gia giai thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Công văn số 7440/BNN-TCLN ngày 27/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai lập quy hoạch lâm nghiệp quốc

gia. UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với cơ quan tư vấn của Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện. Để số liệu quy hoạch đảm bảo sát đúng với tình hình thực tiễn của từng địa phương trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai và đề nghị UBND các huyện, thị, thành cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ cấu 3 loại rừng tại các Công văn: số 2398/SNN-KL ngày 06/7/2021, số 3066/SNN-KL ngày 23/8/2021, số 3408/SNN-KL ngày 22/9/2021. Đến nay, UBND huyện Nghĩa Đàn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn xã Nghĩa Mai và kiến nghị của các cử tri trên địa bàn xã cơ bản đã được rà soát và điểu chỉnh. Theo đó, UBND huyện Nghĩa Đàn đã đề xuất điều chỉnh 240,16 ha đất quy hoạch rừng sản xuất ra khỏi quy hoạch đất lâm nghiệp tại các tiểu khu 246A, 246B và 252A thuộc địa bàn xã Nghĩa Mai tại Báo cáo số 291/BC-UBND ngày 31/8/2021. Tuy nhiên, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm tại Văn bản số 649/KL-SD&PTR ngày 27/9/2021 về việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của tri trước kỳ họp thứ 02, HĐND tỉnh khóa XVIII. Hạt Kiểm lâm Nghĩa Đàn-Thái Hòa đã tiếp tục phối hợp với chính quyền xã Nghĩa Mai kiểm tra, xác minh và rà soát các nội dung theo ý kiến của cử tri xã Nghĩa Mai huyện Nghĩa Đàn nêu trên. Theo đó, Hạt Kiểm lâm Nghĩa Đàn-Thái Hòa và chính quyền xã Nghĩa Mai đã thống nhất điều chỉnh 237,98 ha đất quy hoạch rừng sản xuất ra khỏi quy hoạch đất lâm nghiệp tại các tiểu khu: 243A, 246A và 252A thuộc địa bàn xã Nghĩa Mai tại Báo cáo số 156/BC-KL ngày 15/10/2021.

Như vậy, thực hiện các nội dung theo kiến nghị cử tri xã Nghĩa Mai, hiện nay chính quyền địa phương và các ngành liên quan trên địa bàn huyện đã rà soát và đề nghị điều chỉnh 478,14 ha đất quy hoạch rừng sản xuất sang đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Mai để phù hợp với hiện trạng thực tế và phù hợp với phương án sử dụng đất của địa phương làm cơ sở để tích hợp Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 theo quy định của Luật lâm nghiệp và Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, hiện nay việc lập Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện và chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự kiến trong năm 2022, sau khi Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì 478,14 ha đất rừng sản xuất nêu trên sẽ được chuyển sang đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp theo đúng theo nguyện vọng của cử tri.

Ý kiến số 14: Cử tri xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương kiến nghị UBND tỉnh có chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ dân có nhu cầu khai hoang, phục hóa sau khi các Chương trình 135, 30a … đã hết thời gian thực hiện.

Trả lời:

Việc hỗ trợ khai hoang, phục hóa trong giai đoạn 2016-2020 được Trung ương quy định hỗ trợ tại quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và tỉnh Nghệ An quy định hỗ trợ tại Nghị quyết số 25/2016/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về một số cơ chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên ngoài Nghị quyết số 30a/2008NQ-CP trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.

Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã kết thúc và giai đoạn 2021-2025 vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt, vì vậy cơ chế, chính sách cho giai đoạn này phải chờ các Bộ, ngành trung ương quy định mới có cơ sở thực hiện và Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các ngành liên quan, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét giải quyết kiến nghị của cử tri trên cơ sở phù hợp với các quy định của trung ương.

Đối với chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 25/2016/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh cũng đã hết hiệu lực và việc tham mưu ban hành chính sách này là thuộc thẩm quyền của Sở Lao động thương bình và xã hội; Do đó, đề nghị UBND tỉnh xem xét, giao Sở Lao động thương bình và xã hội nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ Phát triển sản xuất cho các hộ dân có nhu cầu khai hoang, phục hóa trong giai đoạn 2021-2025.

Ý kiến số 15: Cử tri thị xã Hoàng Mai đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kịp thời cho người dân bị thiệt hại do có gia súc (trâu, bò) bị bệnh viêm da nổi cục.

Trả lời:

Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) là bệnh mới xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2020 trên đàn trâu, bò tại tại 02 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng của nước Việt Nam và xuất hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ tháng 12 năm 2020 tại huyện Quỳ Hợp. Từ đầu năm 2021 đến nay, bệnh VDNC đã lây lan ra 51 tỉnh, thành phố trong cả nước, tổng số gia súc mắc bệnh 187.970 con, số gia súc tiêu hủy 24.890 con. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An lũy kế từ đầu năm đến nay có 353 ổ dịch VDNC ở 21 huyện, thành phố, thị xã, tổng số gia súc mắc bệnh 9.783 con, số gia súc chết, tiêu hủy 2.416 con.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã bổ sung bệnh VDNC vào danh mục bệnh phải triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016, cụ thể là Thông tư số 09/2021/TT-

BNNPTNT ngày 12/8/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Để có cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời người chăn nuôi có gia súc bị tiêu hủy do dịch bệnh sớm khôi phục sản xuất, ngày 27/5/2021 UBND tỉnh đã có văn bản số 3329/UBND-NN đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò và bệnh Dịch tả lợn Châu phi năm 2021. Đến nay chưa có Quyết định về cơ chế chính sách của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình chỉ đạo, chống dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và thú y hướng dẫn cơ sở: khi có gia súc bị bệnh tiêu hủy, tiến hành lập hồ sơ, ghi cụ thể từng loại trâu, bò, bê, nghé bị bệnh tiêu hủy, cân nặng, có ký xác nhận của các bên liên quan. Khi có cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh, UBND cấp huyện kịp thời nộp hồ sơ trình hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do tiêu hủy gia súc bệnh.

4. Lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Ý kiến số 16: Cử tri huyện Anh Sơn kiến nghị UBND tỉnh có quy định cụ thể hơn về xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp giao đất trái thẩm quyền trước ngày 01/7/2014 để tạo thuận lợi cho người dân trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trả lời:

Ngày 17/9/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 28/2021/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liến với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó, tại Điều 18 quy định:

"3. Giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất là các Giấy tờ quy định tại Điều 5 Thông tư số 10/2018/TT-BTC ngày 30/01/2018 của Bộ tài Chính. Trường hợp người sử dụng đất đã nộp tiền để được sử dụng đất nhưng hiện nay không có các Giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất được theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 10/2018/TT- BTC được xử lý như sau:

Có hồ sơ sao y giấy tờ, sổ sách chứng minh về việc đã nộp tiền tại thời điểm cấp đất của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 4 Quy định này thì khi cấp Giấy chứng nhận được xem xét như trường hợp có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất.

Trường hợp còn lại, việc xem xét để cấp Giấy chứng nhận được thực hiện sau khi có kết luận của UBND cấp huyện thông qua việc kiểm tra, xác minh và kết luận việc người dân nộp tiền để được sử dụng đất.

4. UBND cấp huyện xác định phần diện tích đất người dân đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi được giao đất không đúng thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến 01/7/2004 đối với trường hợp người dân đã nộp tiền để được sử dụng đất; trường hợp thửa đất chưa được xác định giá tại Bảng giá đất được UBND tỉnh ban hành tại thời điểm người dân nộp tiền để được sử dụng đất thì UBND cấp huyện kiểm tra, rà soát đề xuất mức giá chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định."

Hiện nay, theo tổng hợp báo cáo của UBND cấp huyện thì trên địa bàn toàn tỉnh có gần 12.000 trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền chưa được cấp Giấy chứng nhận. Do đó, để xử lý dứt điểm các trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền trên địa bàn huyện Anh Sơn, đề nghị UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, phòng TN&MT rà soát, tổng hợp, phân loại; xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cho các phòng, ban liên quan để hướng dẫn lập hồ sơ; thẩm định hồ sơ trình UBND huyện cấp GCN các trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền theo Quy định tại Quyết định số 28/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh cho nhân dân.

Nội dung này cũng đã được Giám đốc Sở Tàinguyên và Môi trường chỉ đạo các huyện triển khai tại Hội nghị trực tuyến triển khai Quyết định số 28/2021/QĐ- UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh vào chiều ngày 25/10/2021.

Ý kiến số 17: Cử tri huyện Anh Sơn kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ kinh phí đo đạc lại bản đồ đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa; kinh phí đo đạc đất lâm nghiệp đối với quỹ đất đã thu hồi từ các nông lâm trường bàn giao cho địa phương quản lý.

Trả lời:

1.1 Về kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí đo đạc lại bản đồ địa chính đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa.

Trên địa bàn huyện Anh Sơn gồm có 21 xã, thị trấn đều đã được đo đạc bản đồ địa chính bằng công nghệ bản đồ số. Tuy nhiên thực hiện Chỉ thị số 08- CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, nên bản đồ địa chính khu vực đất nông nghiệp tại một số xã đã bị biến động, yêu cầu đặt ra được đo vẽ lại bản đồ địa chính phục vụ lập hồ sơ cấp GCN QSD đất cho nhân dân (Riêng thị trấn Anh Sơn đã được

UBND đồng ý chủ trương được đo vẽ lại bản đồ địa chính bị biến động đất đai do ảnh hưởng quy hoạch và đô thị hóa).

Để có cơ sở tham mưu UBND tỉnh đo vẽ lại bản đồ địa chính tại các khu vực đất nông nghiệp bị biến động do dồn điền, đổi thửa (giải quyết kiến nghị của

cử tri nêu), sau khi làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND huyện

Anh Sơn tổ chức chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND các xã kiểm tra, rà soát tình hình biến động đất nông nghiệp chi tiết, cụ thể tại từng khu vực của từng xã, báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu UBND

xem xét, cho phép lập Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán Đo vẽ lại bản đồ địa chính khu vực đất nông nghiệp bị biến động do dồn điền, đổi thửa phục vụ lập hồ sơ cấp GCN QSD đất cho nhân dân (dự kiến triển khai trong năm 2022 và những

năm tiếp theo).

1.2. Đối với nội dung: Hỗ trợ kinh phí đo đạc đất lâm nghiệp đối với quỹ đất đã thu hồi từ các nông lâm trường bàn giao cho địa phương quản lý.

Một phần của tài liệu bc-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri-ky-hop-thu-2 (Trang 158 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w