Tổng kết các thách thức về môi trƣờng tại thời điểm hiện tại:

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 183 - 185)

- Về tỷ lệ chất thải y tế nguy hại đƣợc xử lý:

11.1.1. Tổng kết các thách thức về môi trƣờng tại thời điểm hiện tại:

* Về hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn một số bất cập, thể hiện sự chồng chéo, không rõ ràng, chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Một số văn bản, cơ chế chính sách đã được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế, thậm chí một số văn bản vừa ban hành đã phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn trong công tác quản lý môi trường ở địa phương.

* Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường:

Tổ chức bộ máy về quản lý môi trường ở tỉnh Nam Định mặc dù đã được kiện toàn, tuy nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu nhiều về số lượng chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, thực tế tại địa phương. Cán bộ quản lý về tài nguyên môi trường ở cấp huyện, cấp xã còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; đặc biệt cán bộ cấp xã được phân công kiêm nhiệm nhiều việc như địa chính, xây dựng, môi trường..., nhưng chủ yếu tập trung vào quản lý đất đai.

Vẫn còn tình trạng chồng chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa một số sở, ngành; sự phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn chế.

Một số CCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường.

* Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường:

Việc bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh trong những năm qua đã được thực hiện theo Nghị quyết số 41-NQ/TW, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới Luật. Kinh phí sự nghiệp môi trường được bố trí 1% tổng chi ngân sách hàng năm của tỉnh đã cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ cần thiết trong công tác quản lý môi trường. Tuy nhiên, thực tế chi cho công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu và xu hướng phát triển kinh tế xã hội. Nguồn lực tài chính đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật về BVMT (hệ thống thu gom, xử lý nước thải; thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp rác thải) còn nhiều hạn hẹp trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách và từ xã hội đều chưa đảm bảo, đặt ra thách thức đối với công tác BVMT.

Công tác triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trong khu vực làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.

Việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tại cấp huyện và cấp xã đôi lúc còn lúng túng và có nơi chưa sử dụng đúng vào mục đích BVMT.

Các KCN, CCN, cơ sở sản xuất đã chú trọng đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một số cơ sở đầu tư còn mang hình thức chống đối.

* Về việc triển khai các công cụ trong quản lý môi trường.

- Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường: ở cấp huyện, xã còn nhiều hạn

chế; một số huyện chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện; hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu là giải quyết các vụ việc đột xuất phát sinh trên địa bàn huyện; việc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về BVMT thuộc thẩm quyền các địa phương còn xem nhẹ; chưa quan tâm hoạt động phúc tra và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; một số nơi còn là điểm nóng ô nhiễm môi trường nhưng chưa được tập trung giải quyết triệt để.

-Công tác kiểm soát ô nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm:

+ Nước thải từ thành phố Nam Định chưa qua xử lý xả thải ra sông Hồng, sông Đào gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.

+ Các CCN trên địa bàn tỉnh Nam Định được xây dựng, hình thành trước khi có Luật Bảo vệ môi trường 2014, với diện tích quy hoạch nhỏ, các CCN thường không được đầu tư đồng bộ về công trình hạ tầng kỹ thuật BVMT. Trong quá trình hoạt động, các chủ đầu tư CCN mới chỉ quan tâm đến việc thu hút đầu tư, khai thác hạ tầng CCN nên chưa thực sực coi trọng và đề cao công tác bảo vệ môi trường.

+ Công tác bảo vệ môi trường làng nghề còn nhiều khó khăn: Các hộ sản xuất nằm trong khu dân cư quy mô sản xuất nhỏ, diện tích chật hẹp, manh mún, hoạt động không thường xuyên, có tính chất thời vụ. Do đó, các hộ sản xuất chưa thực sự chủ động đầu tư kinh phí cho xử lý môi trường; ý thức trách nhiệm về BVMT còn hạn chế. Hạ tầng BVMT làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu, khu dân cư tập trung, làng nghề chưa tách riêng đượcnước mưa, nước thải.

+ Vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn vẫn còn bất cập: Nhận thức, ý thức của một số người dân còn hạn chế, việc người dân xả rác bừa bãi ra các khu vực công cộng, xuống lòng sông, kênh mương vẫn còn xảy ra. Các công trình xử lý rác thải sinh hoạt tập trung của các xã, thị trấn sử dụng trong thời gian qua đã xuống cấp do kinh phí chi cho duy tu, cải tạo, bảo dưỡng các công trình còn thấp.

-Công tác Quản lý tài nguyên nước:Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các tổ chức cá nhân, hộ gia đình còn tùy tiện. Hiện nay trên địa bàn huyện Giao Thủy và Hải Hậu đang xảy ra tình trạng hạ thấp mực nước ngầm và đã có hiện tượng nhiễm mặn trong nước ngầm. Do đó gây khó khăn cho quá trình quản lý tài nguyên nước

- Ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH): Trong thời gian qua tỉnh Nam Định đã có

những giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên BĐKH đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn và là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.

-Công tác quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường:

Nguồn vốn đầu tư cho QTMT trong những năm qua hạn chế, chủ yếu từ nguồn sự nghiệp môi trường, chưa phát huy được hiệu quả từ các nguồn vốn phi chính phủ, chưa tận dụng được nguồn vốn từ doanh nghiệp, các nguồn vốn xã hội hóa khác.

Các điểm QTMT phân bố trên địa bàn tỉnh mới tập trung chủ yếu vào các điểm nóng về môi trường như các đô thị lớn, khu công nghiệp, vùng sinh thái nhạy cảm về môi trường với tần suất quan trắc 4 lần/năm. Do đó, chuỗi số liệu quan trắc chưa đủ để đánh giá toàn diện về chất lượng các thành phần môi trường theo không gian và thời gian. Các kết quả QTMT tại các vị trí chủ yếu mang tính thời điểm, chưa thực sự đại diện cho chất lượng môi trường nơi quan trắc. Trên địa bàn tỉnh, chưa có trạm quan trắc không khí tự động liên tục để kịp thời giám sát, cảnh báo các vấn đề liên quan đến chất lượng không khí.

* Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng.

- Đầu tư từ nguồn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

- Nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của một số bộ phận nhân dân, doanh nghiệp còn hạn chế.

- Công tác truyền thông về bảo vệ môi trường ở cấp huyện, xã chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng nhất là đưa tin viết bài về gương tốt, phê phán việc làm không tốt hoặc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn ít.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 183 - 185)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w