Đa dạng nguồn gen vật nuô

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 134 - 135)

- Tác động đến môi trường không khí:

c. Đa dạng nguồn gen vật nuô

Phong trào chăn nuôi dê thỏ, chăn nuôi đặc sản bắt đầu phát triển trong những năm gần đây đã góp phần đa dạng hoá giống vật nuôi và cung cấp sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng tại các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh.

Chăn nuôi dê, thỏ và các con đặc sản khác cho hiệu quả kinh tế cao, ít xảy ra dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm tương đối tốt. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh tận dụng, quy mô nhỏ, các biện pháp tác động kỹ thuật còn ít, chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển chưa nhiều.

Hiện tỉnh đã tiến hành nghiên cứu chuyển giao các giống gia súc gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như: gà Lương Phượng, Kabir, Sacso, Isa, vịt siêu trứng, vịt Super M, ngan Pháp; giống lợn ngoại, lợn lai; bò lai Sind,… Các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng theo phương thức công nghiệp, quy trình công nghệ cao: quy trình cai sữa sớm cho lợn con, quy trình vỗ béo, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học,…

- Về cung cấp con giống: nhu cầu con giống cho phát triển chăn nuôi của tỉnh hiện nay là rất lớn tuy nhiên, tỉnh mới cơ bản chủ động được giống lợn (tỉnh có 200 nái ngoại ông bà; trên 5 ngàn lợn nái ngoại bố mẹ và trên 140 ngàn lợn nái lai, nái Móng Cái, hàng năm sản xuất gần 1500 lợn bố mẹ, gần 3 triệu lợn giống thương phẩm), giống gia cầm và giống trâu bò còn phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất giống của Trung ươngvà các tỉnh khác, do vậy việc kiểm soát chất lượng con giống và dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w