Khái quát tác động của gia tăng dân số và di dân đối với môi trƣờng.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 37 - 38)

a. Sự tăng trƣởng dân số cơ học của tỉnh Nam Định.

1.2.2.3. Khái quát tác động của gia tăng dân số và di dân đối với môi trƣờng.

Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực tế cho thấy, sự gia tăng dân số có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của môi trường. Đặc biệt, sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, đồng thời tạo ra các nguồn rác thải khiến môi trường không khí, môi trường nước bị tác động, nhất là tại khu vực đô thị và các làng nghề.

Hiện nay, tỉnh Nam Định có khoảng 142 làng nghề, 9 KCN và 19 CCN tập trung. Những năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm song dân số đô thị có xu hướng gia tăng, cộng với sự phát triển mạnh của các làng nghề, các KCN, CCN đã khiến môi trường ngày càng bị tác động. Nhiều KCN, CCN đi vào hoạt động, tập trung ở khu vực ngoại thành, các thị trấn, thị tứ đã tạo nên sự gia tăng dân số cơ học tại các khu vực này, gây nên sức ép lớn đối với môi trường sống. Nhu cầu về nhà ở tăng, gây sức ép với nguồn tài nguyên đất. Ngoài ra các công trình dân dụng, công trình công cộng, công trình dịch vụ, công trình sản xuất... trong quá trình xây dựng phát sinh nước thải, chất thải rắn, bụi, tiếng ồn tác động tiêu cực đến môi trường. Mật độ dân số cao tại Thành phố Nam Định khiến môi trường sống ở khu vực đô thị trở nên ngột ngạt. Rác thải sinh hoạt tăng, thiếu nước sạch sinh hoạt, ô nhiễm không khí do lượng phương tiện giao thông nhiều... tác động đến môi trường. Theo số liệu thống kê, hiện lượng rác thải phát sinh trong toàn tỉnh ước khoảng 880 tấn/ngày, trong đó riêng thành phố Nam Định khoảng 220 tấn/ngày. Tăng dân số dẫn đến tăng số người tiêu thụ, đòi hỏi phải sản xuất nhiều hơn, làm cho môi trường bị ô nhiễm. Khi môi trường bị ô nhiễm đã tác động ngược trở lại quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và chất lượng sống của người dân, tác động đến sức khoẻ và bệnh tật của con người. Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng sức khoẻ của người lao động và cư dân trong các làng nghề đang diễn biến theo chiều hướng xấu. Tại các làng nghề chế biến lương thực, mây tre đan, chế biến gỗ, tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da, mắt hột, phụ khoa tăng. Tại các làng nghề cơ khí, đúc, sản xuất vật liệu xây dựng, người mắc bệnh lao phổi, viêm phế quản cao. Ở các làng nghề có tiếng ồn lớn như cơ khí, mộc nhiều người mắc các bệnh về thần kinh, não, giảm tuổi thọ. Việc tăng dân số sẽ làm tăng các tệ nạn xã hội và gây khó khăn cho việc quản lý xã hội.

Ngoài ra, sự phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại giữa các khu vực sẽ dẫn đến sự di dân từ nông thôn ra thành thị hoặc từ huyện, xã này sang huyện xã khác. Việc di dân sẽ thay đổi cơ cấu tuổi lao động làm giảm số lượng và chất lượng nguồn lao động, đồng thời làm tăng dân số cơ học tại các khu vực (thành thị hoặc các huyện, xã) và làm phát sinh chất thải ảnh hưởng tới môi trường.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w