- Về tỷ lệ chất thải y tế nguy hại đƣợc xử lý:
10.5.3. Kiểm soá tô nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm.
Tỉnh Nam Định luôn coi công tác kiểm soát ô nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về môi trường và được tổ chức thực hiện thường xuyên.
Nhằm kịp thời phát hiện, có biện pháp cảnh báo, phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm từ các nguồn thải, trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành triển khai thực hiện một số nhiệm vụ như: Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, thực hiện quan trắc các cơ sở có nguồn thải ra lưu vực Sông Đáy….
Mặt khác, trong nhằm kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm, UBND tỉnh còn chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm xử lý và kiểm soát ô nhiễm như sau:
*Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Hoàn thành xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải, chất thải cho 16 bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh; gồm tất cả các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và chuyên khoa tuyến tỉnh. Đến nay đã có 16/16 bệnh viện đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để và ra khỏi Quyết định 1788/QĐ-TTg.
- Hoàn thành xử lý 3 điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh gồm: xã Hoành Sơn, huyện Giao Thủy; xã Nam Phong, thành phố Nam Định và thôn Đông Mạc, phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định. Tổng kinh phí 36.402.517.000 đồng
- Triển khai dự án Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực: Hiện nay, dự án đã hoàn thành xong các hạng mục giai đoạn I, tiếp tục triển khai giai đoạn II.
* Khu công nghiệp:
- Đối với khí thải: Khí thải của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp được thu gom xử lý tại nguồn phát sinh, cụ thể:
+ Tại đơn vị sản xuất các mặt hàng sợi bông đã áp dụng công nghệ xử lý khí thải theo quy trình: điều không thông gió tại xưởng sản xuất, lọc và nén bụi bông tái chế tái sử dụng, điều hoà và làm mát không khí.
+ Tại các đơn vị sản xuất các mặt hàng cơ khí và các đơn vị có sử dụng sơn dung môi đã có biện pháp xử lý khí thải tại nguồn, tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả để xử lý triệt để hơi mùi, khí thải phát sinh.
+Tại các cơ sở sản xuất phát sinh nhiều bụi đều có các biện pháp thông gió, lọc bụi tại nguồn phát sinh.
+ Tại các cơ sở sử dụng than và các nhiên liệu khác để hoạt động lò hơi đều đã xây dựng ống khói có hệ thống lắng, lọc bụi trước khi xả thải.
- Đối với nước thải: Hầu hết các cơ sở đều đã xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải và nước mưa riêng biệt; đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sơ bộ hoặc xử lý đạt QCVN 40:2011 cột B trước khi đưa về Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN để xử lý đạt QCVN 40:2011 cột A trước khi thải ra ngoài môi trường.
Riêng KCN Hoà Xá có 01 cơ sở là Công ty CP TCE Vina Denim đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương miễn trừ đấu nối 2.900m3/ngày và đã được Tổng cục Thủy lợi cấp phép xả nước thải.
KCN Mỹ Trung có lượng nước thải khoảng 1.000 m3/ngày.đêm. Các cơ sở sản xuất trong KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải để tự xử lý nước thải của doanh nghiệp, sau đó thải ra cống chung của KCN.
-Chất thải rắn thông thường: Hầu hết các cơ sở đã thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt và hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định.
- Chất thải nguy hại: Được các cơ sở tự thu gom, lưu giữ tạm thời tại kho chứa chất thải nguy hại và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định. Tuy nhiên, việc bố trí kho lưu giữ của một số cơ sở chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; việc quản lý CTNH của một số cơ sở chưa đảm bảo do sự hiểu biết về quản lý và tác hại của CTNH tại các cơ sở chưa cao.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong các khu công nghiệp đã thực hiện quan trắc giám sát môi trường định kỳ. Tuy nhiên, một số cơ sở thực hiện chưa đầy đủ thông số và tần xuất quan trắc, kết quả quan trắc giám sát môi trường của một số cơ sở còn có thông số chưa đạt quy chuẩn cho phép.
* Cụm công nghiệp:
Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường định kỳ chưa đúng tần suất theo quy định; chưa thực hiện xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường.
Khí thải, bụi thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới chỉ xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh trong sản xuất và sinh hoạt của các cơ sở tại các CCN đã được thực hiện tương đối tốt. Chất thải nguy hại (CTNH) đã được các cơ sở thu gom, phân loại, lưu giữ CTNH theo quy định. Đến nay có 85 cơ sở đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải CTNH và được cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH.
* Làng nghề:
Nhìn chung các cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa quan tâm đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cơ sở cũng đã thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải phát sinh nhưng chưa triệt để, chưa đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra ngoài môi trường
Hầu hết các làng nghề phát sinh nước thải sản xuất chưa có hệ thống thu gom nước thải và nước mưa đảm bảo theo quy định.
* Hoạt động cấp phép xả nước thải trên địa bàn tỉnh:
Công tác cấp phép xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Nam Định được đẩy mạnh và dần đi vào nề nếp, đã góp phần ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước. Từ năm 2015 đến hết năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định chỉ cấp 101 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, trong đó năm 2015 cấp 23 giấy phép, năm 2016 cấp 31 giấy phép, năm 2017 cấp 11 giấy phép, năm 2018 cấp 15 giấy phép và năm 2019 cấp 21 giấy phép.