Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 189 - 192)

- Xây dựng nông thôn mới nâng cao:

11.2.8. Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành.

Để luật BVMT đi vào cuộc sống cần xác định vai trò BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và mọi người dân.

- Đối với các ngành, lĩnh vực: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình cần cụ thể hóa Luật BVMT gắn với hoạt động phát triển của ngành, lĩnh vực như xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình dài hạn, ngắn hạn của mình cần lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp và đầu tư nguồn lực về BVMT vào trong các hoạt động phát triển kinh tế của ngành.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp liên ngành định kỳ.

+ Tuyên truyền giáo dục về BVMT đến từng cán bộ, nhân viên trong ngành, lĩnh vực.

- Đối với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Nam Định và các tổ chức thành viên: Có trách nhiệm tuyên truyền Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các thành viên của tổ chức và nhân dân, đồng thời vận động tham gia bảo vệ môi trường.

+ Triển khai chương trình toàn dân tham gia bảo vệ môi trường với yêu cầu thực hiện các nội dung, giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu ở các khu dân cư; xây dựng các mô hình thí điểm khu dân cư quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để nhân rộng.

+ Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, biên soạn tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân; tổ chức tập huấn cho cán bộ Mặt trận các cấp về vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; kỹ năng tổ chức, hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng ý thức chủ động, tích cực trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tại các khu dân cư.

+ Hướng dẫn Mặt trận các cấp, đặc biệt là ở cơ sở cấp xã, thường xuyên thu thập ý kiến nhân dân; phát huy sức mạnh cộng đồng trong thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phối hợp với các tổ chức thành viên và các cơ quan chức năng tổ chức lấy ý kiến nhân dân về báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến cộng đồng dân cư.

+ Xây dựng các cộng đồng dân cư tự quản, đoàn kết trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức, viên chức, chính quyền trong việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Phát hiện, kiến nghị xử lý những tồn tại, vướng mắc phát sinh và có chế độ khen thưởng gương người tốt việc tốt trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đối với các cơ quan ngôn luận của Đảng, nhà nước.

+ Tuyên truyền và phổ biến đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, BVMT.

+ Thường xuyên giới thiệu, cập nhật các kết quả nghiên cứu, điều tra; các công nghệ giải pháp tiên tiến, thân thiện môi trường đang được triển khai, áp dụng hiệu quả trong nước; giới thiệu các mô hình, tổ chức xã hội hoạt động tích cực đóng góp hiệu quả cho công tác BVMT; các doanh nghiệp tiêu biểu, đi đầu trong việc thực thi pháp luật BVMT.

+ Triển khai áp dụng các giải pháp, công nghệ nhằm ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường; những cá nhân điển hình tiên tiến đóng góp tích cực cho công tác BVMT được cơ quan quản lý, các cấp bộ, ngành địa phương vinh danh, ghi nhận trao các giải thưởng về môi trường...

- Đối với ngành Tài nguyên & Môi trường :

+ Tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ cho việc tuyên truyền, phổ biến Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của toàn tỉnh;

+ Phối hợp với Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành trên phương tiện thông tin đại chúng đến từng đối tượng cụ thể.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc chấp hành luật BVMT ; xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường ;

+ Tăng cường kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về BVMT đối với UBND các cấp đặc biệt là công tác quản lý môi trường làng nghề.

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra việc xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường để kịp thời, xử lý, điều chỉnh đảm bảo yêu cầu về BVMT.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 189 - 192)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w