- Tác động đến môi trường không khí:
a. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắ ny tế.
Công tác thu gom, phân loại chất thải rắn y tế từ hoạt động của các cơ sở y tế trên địa tỉnh được các chủ cơ sở y tế thực hiện thường xuyên và đồng bộ (từ bệnh viện cấp tỉnh, cấp huyện đến các phòng khám). Toàn bộ các chất thải y tế được thu gom và phân loại ngay sau khi phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh, cụ thể như sau:
Chất thải rắn y tế thông thường: Đối với chất thải sinh hoạt của (trừ buồng bệnh
cách ly) và rác ngoại cảnh (lá cây...) được thu gom vào túi, thùng màu xanh; các chất thải vật liệu giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh,... không dính dịch máu và các thành phần nguy hại khác được thu gom vào túi/thùng màu trắng.
Chất thải y tế nguy hại: Các chất thải lây nhiễm sắc nhọn như bơm, kim tiêm, chai
lọ vỡ, lưỡi dao mổ,... đựng trong hộp/thùng cứng màu vàng; các chất thải lây nhiễm không sắc nhọn như bông, băng, gạc, bệnh phẩm,..chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu được đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi màu vàng.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn được thu gom trong túi/thùng có lót túi màu đen; chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng được thu gom trong các dụng cụ có nắp đậy kín.
Việc phân loại tại nguồn có thể tận dụng lượng chất thải rắn y tế thông thường sẽ giúp cho cơ sở giảm bớt kinh phí xử lý chất thải. Chất thải sau khi phân loại tại nguồn được hộ lý, nhân viên trong mỗi cơ sở chịu trách nhiệm thu gom về kho tập kết tương ứng trong khuôn viên của cơ sở trước khi vận chuyển xử lý theo đúng quy định.