DIỄN BIẾ NÔ NHIỄM ĐẤT 1 Đối với đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 114 - 117)

- Tác động đến môi trường không khí:

b. Môi trƣờng không khí nông thôn

5.2. DIỄN BIẾ NÔ NHIỄM ĐẤT 1 Đối với đất nông nghiệp

5.2.1. Đối với đất nông nghiệp

Hiện tại số liệu điều tra nghiên cứu về môi trường đất chưa nhiều, song qua khảo sát sơ bộ cho thấy diện tích đất nông nghiệp dùng cho trồng trọt có xu thế mất cân đối về dinh dưỡng đất do biến đổi khí hậu, tình trạng canh tác độc canh, thâm canh đã sử dụng nhiều phân bón vô cơ và hoá chất bảo vệ thực vật.

a. Các thông số về thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có tính độc đối

dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt các loại sâu bệnh có hại cho cây trồng, đồng thời đã tích luỹ hoá chất độc hại trong môi trường đất.

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm 91.460,4 ha (năm 2015) xuống 90.895,08 ha (năm 2018) [1] nhưng lượng thuốc BVTV lại tăng 314,4 tấn (năm 2015) lên 490 tấn (năm 2018) [5] cho thấy lượng BVTV đang được sử dụng ngày càng nhiều, nếu không có biện pháp quản lý tốt sẽ làm gia tăng dư lượng thuốc BVTV trong môi trường.

Hiện nay, các vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng đã được các xã xây dựng bể thu gom tại đồng ruộng, sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng đến vận chuyển xử lý theo quy định nên hạn chế dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật rơi vãi xuống môi trường đất. Mặt khác, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn nông dân tích cực sử dụng biện pháp để phòng, trừ dịch hại, giảm sự lệ thuộc vào hóa chất, đặc biệt khi sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc “4 đúng” là đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc và đúng cách để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với môi trường.Theo kết quả quan trắc môi trường đất của Trung tâm Quan Trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường - Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định định kỳ hàng năm của tỉnh Nam Định cho thấy dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất vẫn đạt quy chuẩn cho phép.

b. Đối với thông số kim loại nặng như: Cu, Pb, Cd

Theo kết quả quan trắc môi trường đất trong thời gian vừa qua cho thấy khu vực làng nghề như làng nghề Vân Chàng - TT Nam Giang, làng nghề Tống Xá - xã Yên Xá và làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh đã có thấy xuất hiện hàm lượng kim loại như Cu, Pb, Cd. Tuy nhiên hàm lượng các kim loại nặng này nằm trong quy chuẩn QCVN03- MT/BTNMT:2015. Hàm lượng kim loại nặng thay đổi theo thời gian và từng khu vực. Kết quả được thể hiện như sau:

- Thông số Đồng:Hàm lượng trung bình năm của kim loại Đồng trong mẫu đất tại

các vị trí thay đổi không ổn định. Năm 2016, hàm lượng Đồng trong đất có giá trị cao hơn các năm khác, cụ thể làng nghề Bình Yên có giá trị là 37,1mg/kg; làng nghề Vân Chàng có giá trị là 27,9mg/kg; tại Tống Xá có giá trị là 23,75 mg/kg.

mg/kg 120 100 80 60 40 20 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 QCVN03-MT:2015

Mẫu đất tại Tống Xá Mẫu đất tại làng nghề Mẫu đất tại làng nghề

Vân Chàng Bình Yên

Biểu đồ 5. 3: Hàm lượng đồng trong đất từ năm 2015 - 2019

- Thông số Chì: Hàm lượng trung bình năm của kim loại Chì trong mẫu đất tại làng

nghề Bình Yên cao hơn các khu vực khác (Làng nghề Vân Chàng, Tống Xá), trong đó năm 2017 có giá trị cao nhất là 44,83 mg/kg và có giá trị thấp nhất vào năm 2015 là 12,95 mg/kg (biểu đồ 5.4). mg/kg 80 70 60 50 40 30 20 10 0

Mẫu đất tại Tống Xá Mẫu đất tại làng nghề Mẫu đất tại làng nghề

Vân Chàng Bình Yên Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 QCVN03-MT:2015

Biểu đồ 5. 4: Hàm lượng chì trong đất từ năm 2015 - 2019

- Thông số Cadimi: Năm 2016, hàm lượng của kim loại Cd trong các mẫu đất có giá

trị cao nhất, cụ thể (tại làng nghề Tống Xá – xã Yên Xá và làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh là 0,7mg/kg; làng nghề Vân Chàng – TT Nam Giang là 0,75mg/kg) (biểu đồ 5.5).

1,61,4 1,4 1,2 Năm 2015 1 Năm 2016 0,8 Năm 2018 0,6 Năm 2019 0,4 QCVN03-MT:2015 0,2 0

Mẫu đất tại Tống Xá Mẫu đất tại làng nghề Mẫu đất tại làng nghề

Vân Chàng Bình Yên

Biểu đồ 5. 5:Hàm lượng Cadimi trong đất giai đoạn năm 2015 - 2019

Bên cạnh các yếu tố trên, thoái hóa đất nông nghiệp do biến đổi khí hậu:Năm 2019 tỉnh Nam Định có 112.001,95 ha đất nông nghiệp, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tình trạng hạn hán kéo dài kết hợp với triều cường trong vụ đông xuân đã làm cho nhiều diện tích đất canh tác của các huyện ven biển bị nhiễm mặn

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w