Hệ sinh thái bãi cát ven biển

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 124 - 125)

- Tác động đến môi trường không khí:

3 Hệ sinh thái nƣớc ngọt (Hệ sinh thái đất 24.872,41 14,91 ngập nƣớc )

6.1.6. Hệ sinh thái bãi cát ven biển

Hệ sinh thái này xuất hiện tập trung ngoài đê biển hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Hệ sinh thái bãi cát ven biển có diện tích 6.533,40ha, chiếm 3,92% diện tích tự nhiên của tỉnh. Ngoài ra, các cồn cát được hình thành phổ biến ở vùng cửa sông Hồng, từ các nguồn bồi tích sông đưa ra được các dòng chảy ven bờ và sóng di chuyển về hai phía cửa sông. Trong hệ sinh thái này tổng số có 46 loài thực vật; 1 loài thú, 50 loài chim, 11 loài bò sát, 3 loài lưỡng cư.

Các dạng bãi triều bằng phẳng, ngập nước thường xuyên vào những ngày nước cường, chỉ được phơi cạn vào kỳ nước kém. Nền đáy là cát bột, bùn cát, bùn sét tùy theo điều kiện động lực mạnh hoặc yếu của quá trình tương tác sông và biển. Do không có thực vật che phủ, trao đổi nước tốt, nên là môi trường phát triển cho nhiều loài động vật đáy: thân mềm có hàu, ốc dạ, ốc sắt, ốc bùn, loài giáp xác có sẳng , còng đỏ,…

Ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ, HST bãi cát ven biển rộng lớn ở phân khu phục hồi sinh thái của vườn, phía Tây - Nam Cồn Lu là khu vực nuôi thuần loài ngao Bến Tre (Meretrix serata). Tại đây khu vực Cồn Xanh, Cồn Mờ có lớp cát mỏng và vẫn đang tiếp

tục bồi đắp do phù sa từ sông Hồng đem lại, thường bị ngập khi thuỷ triều lên. Hầu hết hệ sinh thái mới này ở Cồn Xanh đang để tự nhiên, cho nên các loài thân mềm 2 mảnh vỏ rất đa dạng về thành phần loài, bao gồm cả các loài ngao bản địa như ngao dầu, ngao vân,... Hiện nay, hệ sinh thái mới ở Cồn Xanh là nơi tập trung an toàn cho nhiều loài chim nước di cư với những đàn tới hàng chục cá thể.

Vùng nước cửa sông Ba Lạt được xác định từ điểm đầu của xã Giao Thiện tới vùng nước ven bờ ngoài của Cồn Lu tới độ sâu 6m khi triều kiệt, kéo dài sang phía Tây nam tới cuối bãi triều nuôi ngao ở Cồn Lu. Vùng nước cửa sông Ba Lạt có nhóm sinh vật nổi phát triển trong tầng nước. Quần xã động vật đáy bao gồm giáp xác có họ tôm he, họ cua bơi, một số loài thuộc họ tôm càng sông, họ cua rạm, hến vỏ mỏng,... Khu hệ cá vùng nước cửa sông rất đa dạng về thành phần loài. Người dân địa phương đặt khá nhiều đăng đáy với chiều dài hàng trăm mét ở vùng cửa sông để bắt cá.

Hệ sinh thái bãi cát ven biển còn đang chịu tác động của các quá trình địa chất mạnh hơn rất nhiều các quá trình thổ nhưỡng, nên gần như trơ trụi hoặc chỉ có rau muống biển sinhh sống. Ở Quất Lâm, Thịnh Long,… ngành du lịch đã khai thác những đoạn bờ cát mịn, rộng thoải để xây dựng thành các bãi tắm phục vụ khách du lịch. Đây cũng là nơi tập trung của các loài Ngao bản địa như Ngao dầu, Ngao vân, ….; và nhiều loài chim nước di cư.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w