a. Sự tăng trƣởng dân số cơ học của tỉnh Nam Định.
2.2. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP.
Hoạt động công nghiệp đem lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp phát sinh chất thải rắn, nước thải, khí thải gây tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí và con người. Tác động được thể hiện khái quát như sau.
-Gây ô nhiễm môi trường không khí:
Hoạt động sản xuất công nghiệp phát sinh khí thải chủ yếu từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và từ quy trình công nghệ sản xuất và hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.
Khi các nhà máy đốt nhiên liệu hóa thạch là than, dầu để phục quá quá trình sản xuất sẽ phát thải bụi, khí thải như NOx, CO, SO2... Đồng thời từ hoạt động sản xuất như cơ khí, tái chế kim loại, nhựa, hóa chất, dược phẩm, dệt nhuộm,...sẽ phát sinh hơi mùi, khí thải, bụi đặc trưng của từng loại hình sản xuất. Ngoài ra, còn một lượng bụi, khí thải cũng phát sinh vào môi trường không khí là từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm. Toàn bộ bụi, khí thải xả thải vào bầu khí quyển một lượng rất lớn gây ra các bệnh về đường hệ hô hấp cho con người. Trong đó có các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet nếu xâm nhập sâu vào phổi, máu sẽ gây nên các bệnh hô hấp, vô sinh…
Bên cạnh đó tiếng ồn ảnh hưởng đến tai, gây đau đầu, stress, dễ bị căng thẳng thần kinh…
Ngoài ra, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra mưa axit, mưa đá, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính… gây mất cân bằng và suy thoái các cấu trúc loài.
-Gây ô nhiễm môi trường nước:
Trong quá trình hoạt động sản xuất của các KCN, CCN, làng nghề cũng như việc mở rộng, thu hút sự phát triển của các ngành công nghiệp như hóa chất, dệt nhuộm, dược phẩm, nhựa, tái chế kim loại, cơ khí, thiết bị điện, điện tử, sửa chữa ô tô, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm....làm tăng số lượng, quy mô hoạt động dẫn đến gia tăng lượng nước thải
phát sinh. Nước thải từ các cơ sở sản xuất với nhiều loại hình khác nhau nếu không được xử lý triệt để đạt Quy chuẩn môi trường sẽ tăng mức độ ô nhiễm môi trường nước. Các chất ô nhiễm xâm vào môi trường nước sẽ xuất hiện các chất, hợp chất lạ ở dạng lỏng hoặc rắn. Sự biến đổi này khiến nguồn nước trở thành chất độc hại đối với con người và động vật. Đồng thời giảm sự đa dạng sinh học trong môi trường. Trong tất cả các dạng ô nhiễm,
ô nhiễm nước được đánh giá là có tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng đến sự sống lớn nhất.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định, khối lượng nước thải từ khu xử lý nước thải tập trung của KCN Hòa Xá hàng ngày thu gom và xử lý là 4.500m3/ngày.đêm; KCN Bảo Minh khối lượng nước thải xử lý là 7.000m3/ngày.đêm; CCN An Xá khối lượng nước thải xử lý khoảng 1.200m3/ngày. Trong đó có 8 cơ sở sản xuất phát sinh trên 1.000m3 gồm Công ty CP TCE Vina Denim (hoạt động trong KCN Hòa Xá) hoạt động sản xuất dệt nhuộm phát sinh nước thải 4.000m3/ngày.đêm; Công ty TNHH Youngone Nam Định hoạt động sản xuất giặt may (hoạt động trong KCN Hòa Xá) phát sinh nước thải 3.000 m3/ngày.đêm; Nhà máy nhuộm -Tổng công ty CP dệt may Nam Định (hoạt động trong KCN Hòa Xá) hoạt động nhuộm, phát sinh nước thải 1.700m3/ngày.đêm; Công ty CP dệt lụa Nam Định hoạt động dệt nhuộm (hoạt động trong KCN Hòa Xá) phát sinh nước thải 2.000m3/ngày.đêm; Công ty CP dệt nhuộm Sunrise Việt Nam (hoạt động trong KCN Bảo Minh) hoạt động sản xuất dệt nhuộm, phát sinh nước thải 4.686m3/ngày.đêm. Ngoài ra, còn các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nằm trong các làng nghề phát sinh nước thải sản xuất với khối lượng phát sinh tương đối lớn, tuy nhiên hiện tại chưa có số liệu thống kê khối lượng nước thải phát sinh từ những khu vực này.
[4]
-Tác động môi trường đất:
Việc xây dựng mới, mở rộng các KCN, CCN thu hút nhiều cơ sở sản xuất đồng thời làm thu hẹp đến diện tích đất nông nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất của các cơ sở làm phát sinh chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, nước thải.
Một số cơ sở phát sinh lượng chất thải nguy hại lớn chủ yếu hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp, như: Công ty cổ phần TCE Vina Denim (phát sinh khoảng 32.200 tấn); Công ty TNHH Youngone Nam Định (phát sinh khoảng 530 tấn), Tổng Công ty cổ phần Dệt may Nam Định (phát sinh khoảng 565 tấn CTNH/năm); Công ty cổ phần Dây lưới thép Nam Định (phát sinh khoảng 23 tấn/năm), Công ty TNHH Dongyang ST vina (phát sinh 87 tấn/năm), Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định (phát sinh 50,7 tấn/năm), Công ty TNHH MTV Kinh doanh khí hóa lỏng Nam Định (phát sinh 27 tấn/năm), Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Phúc Thanh (phát sinh 53 tấn/năm)…). [4]
Năm 2018 khối lượng CTNH phát sinh tại 106 cơ sở khoảng 37.516,428 tấn; Khối lượng chất thải rắn công nghiệp hiện tại chưa có thống kê khối lượng phát sinh trên địa bàn tỉnh.[4]
Trong chất thải nguy hại, nước thải có chứa các thành phần độc hại nếu không được thu gom xử lý theo quy định phát tán hoặc đổ thải ra môi trường đất làm cho môi trường đất ô nhiễm (đất bị chai cứng, mất chất dinh dưỡng,..), ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển động thực vật sống trong đất và đến đời sống của cộng đồng dân cư.