- Tác động đến môi trường không khí:
f. Xâm nhập mặn:
9.3.2. Tác độn gô nhiễm môi trƣờng tác động đến hệ sinh thái trên cạn.
Môi trường không khí bị ô nhiễm ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật làm lá vàng và rụng sớm. Môi trường không khí bị ô nhiễm có chứa nhiều Bụi, khí thải trong đó có khí SO2, NOx khi bị ôxy hoá và kết hợp với mưa tạo nên mưa axit. Mưa axit sẽ ăn mòn lớp phủ bảo vệ sáp của lá, cây dễ bị tổn thương. Bụi bám vào lá cây làm
giảm khả năng quang hợp của thực vật dẫn đến suy giảm năng suất, lượng bụi bám trên lá quá nhiều có khả năng làm táp lá và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ không còn là môi trường thuận lợi để sinh vật, hệ sinh thái trong đất sinh trưởng và phát triển tốt. Việc sử dụng phân bón gây chua đất, hàm lượng hữu cơ và lân dễ tiêu thấp, nghèo các ion kiềm như Ca2+, Mg2+,... tầng đất mỏng dần, mất cấu trúc hoặc cấu trúc kém, sức thấm nước kém, đất chặt không thuận lợi cho bộ rễ của cây trồng ngắn ngày phát triển. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng và hàm lượng cao sẽ tồn dư lâu dài trong môi trường đất, nước gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh còn ảnh hưởng đến các sinh vật đang sinh sống trong đất.
Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình hoạt động của một số vi sinh vật trong đất, cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém, không phát triển được hoặc có thể bị chết. Các ion Fe2+ và Mn2+ ở nồng độ cao là các chất độc hại với sinh vật trong đất.Có nhiều loại chất độc bền vững khó bị phân hủy có khả năng xâm nhập tích lũy trong cơ thể sinh vật.
Việc lai tạo ra các giống cây trồng mới có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường đã làm thay đổi tính ổn định của các quần xã đặc trưng của khu vực, gây mất cân bằng về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái nông nghiệp.Các giống vật nuôi không thể thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi dẫn đến sụt giảm năng suất, chất lượng.