- Tác động đến môi trường không khí:
2.8. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, DỊCH VỤ, KINH DOANH, THƢƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU.
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU.
*Sức ép hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh doanh và thƣơng mại. - Đối với hoạt động du lịch:
Sự tăng trưởng của du lịch cùng với xu hướng du lịch phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tiện nghi phục vụ du khách. Tuy nhiên hoạt động du lịch, dịch vụ làm thu hẹp diện tích sinh sống của cộng đồng dân địa phương. Giảm sức sản xuất lương thực của địa phương (do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, lao động và ngành nghề). Gây xung đột mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên (nguồn nước, rừng cây, mặt nước sông hồ...), trong sử dụng cơ sở hạ tầng và dịch vụ (hệ thống thoát nước, cung cấp điện nước, các nơi chứa chất thải, giao thông, trung tâm y tế) với các cơ sở khác. Xảy ra tình trạng trượt giá cục bộ (do phát sinh nhu cầu tiêu dùng từ khách du lịch là đối tượng có mức chi trả cao hơn người dân bản địa), ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng. Tăng sự phân hóa xã hội trong cộng đồng khi không có sự phân phối công bằng trong việc tạo ra nguồn thu nhập. Gia tăng hoạt động giao thông trong khu vực gây tắc nghẽn giao thông. Đặc biệt tác động đến môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái như sau:
Tác động đến môi trường nước: Việc giải phóng mặt bằng và san đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có thể sẽ gây ra xói mòn và sạt lở, có thể làm thay đổi lưu lượng, dòng chảy tự nhiên và chất lượng nguồn nước. Quá trình xây dựng với các vật liệu phế thải, nước thải và lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành từ các thiết bị xây dựng không được xử lý có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Tác động đến môi trường không khí: Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hoặc do tăng số lượng xe cộ và các phương tiện giải trí phục vụ du khách hoặc từ quá trình đốt các nguyên liệu năng lượng rắn (như củi, than...) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của các cơ sở dịch vụ du lịch. Ngoài ra, tăng số lượng xe cộ và các phương tiện vui chơi giải trí, do các hoạt động của du khách tập trung đông tại các điểm dịch vụ du lịch và hoạt động xây dựng các công trình du lịch gây tiếng ồn ảnh hưởng đến con người.
Tác động đến môi trường đất: Việc thay đổi mục đích sử dụng đất để dành xây dựng khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và
các cơ cấu sử dụng đất khác. Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất bề mặt và làm suy thoái môi trường đất. Việc xây dựng các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng thường làm cho cảnh quan và các di tích xuống cấp về mặt thẩm mỹ và kiến trúc truyền thống. Lượng du khách quá đông đến thăm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cũng có tác động xấu đến môi trường đất tại đây do các hiện tượng giẫm đạp, sạt lở...
Tác động đến môi trường sinh học: Sự gia tăng lượng khách du lịch phát sinh nước thải, chất thải rắn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái dưới nước. Đặc biệt du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy, rác thải không được thu gom kịp thời gây mùi hôi, phát sinh vi khuẩn làm lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sự sinh tồn, phát triển của hệ sinh thái tự nhiên cũng như của khách du lịch và người dân bản địa.
Nhu cầu của du khách về các loài động thực vật đặc hữu trong tự nhiên dẫn tới việc suy giảm, kiệt quệ nguồn thực phẩm tự nhiên do bị khai thác, đánh bắt quá mức để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động du lịch và thể thao mặt nước như đi thuyền gắn máy tham quan, đua mô tô nước... là nguy cơ đe dọa đến nhiều loài sinh vật dưới nước. Các hệ sinh thái vùng ngập và bán ngập ven sông bị chặt phá để xây dựng các công trình phục vụ du lịch.
Tác động đến chất lượng cuộc sống:Do đặc tính riêng, du lịch không chỉ là một ngành kinh tế thuần túy mà còn bao gồm các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, môi trường. Do đó điều quan trọng phải hiểu rằng khi đánh giá tác động của hoạt động du lịch cần chú ý đến không chỉ các hệ quả kinh tế dễ thấy như thu nhập và ngoại tệ, mà còn có các hệ quả phi kinh tế khó nhận biết được, như sức khỏe và các yếu tố văn hóa xã hội. Khi hoạt động du lịch gia tăng vượt quá khả năng kiểm soát chặt chẽ có thể sẽ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, do vậy có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và phúc lợi của cả du khách và dân địa phương. Ở đây trình bày một số tác động qua lại giữa du lịch và sức khỏe, chỉ ra những lĩnh vực, nơi mà hoạt động du lịch đã tác động đến sức khỏe của du khách cũng như của dân bản địa, xét về mặt tiêu cực và tích cực.
Hoạt động du lịch ngày càng phát triển đã dẫn tới việc tăng đáng kể lượng thực phẩm tiêu thụ tại điểm du lịch. Thực phẩm nếu chỉ được quản lý về mặt cung cấp theo số lượng mà không được quan tâm đến chất lượng thì có thể trở thành một kênh lây lan các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, kiết lỵ trực khuẩn, kiết lỵ amip, dịch tả, bạch hầu và lây nhiễm liên cầu khuẩn...
Xúc tiến và mở rộng du lịch có thể sẽ là nguy cơ gián tiếp gây ra việc lan truyền những căn bệnh "thế kỷ" dễ lây lan như AIDS, SARS... và còn là điều kiện để lớp trẻ kém hiểu biết theo đuổi nghề mại dâm để kiếm tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đối với du khách, quá trình truyền bệnh diễn ra theo cả hai hướng: truyền cho và nhận lại từ người dân nước sở tại.
Thông qua du lịch, người dân từ nơi này đến nơi khác có thể mang theo mình những vi sinh vật gây bệnh và gây nhiễm cho người bản địa có khả năng miễn dịch tự nhiên thấp hơn và do đó sẽ tăng khả năng mắc bệnh, quá trình ngược lại cũng có thể xảy ra.
Những tác động về văn hóa và xã hội của du lịch được thể hiện góp phần thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng. Nói cách khác, du lịch tác động đến người dân địa phương trong quá trình quan hệ trực tiếp và gián tiếp với du khách. Khó có thể định lượng được ảnh hưởng văn hóa xã hội của du lịch vì phần lớn đó là tác động gián tiếp, cần theo dõi qua thời gian dài và thậm chí không thể lượng hóa được.
- Đối với hoạt động kinh doanh thương mại: Trong thời gian vừa qua hình thành
nhiều cơ sở kinh doanh thương mại tính đến năm 2019 có 18 siêu thị; 200 chợ; 295 cửa hàng kinh doanh xăng dầu [Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Nam Định]. Tại các siêu thị lớn nhưa BigC đã được đầu tư các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thùng chứa rác thải và hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom xử lý. Đối với siêu thị nhỏ và các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ nước thải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn sau đó thải ra môi trường.
Đối với các chợ trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn còn tình trạng rác bị vứt bừa bãi, bị đổ xuống cống rãnh thoát nước làm tắc các cống rãnh thoát nước, gây ngập tràn ứ đọng, gây ra mất vệ sinh môi trường toàn khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe công đồng dân cư. Trên thực tế, các chợ trên địa bàn tỉnh chưa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải, trạm xử lý nước thải tập trung. Chất thải rắn chưa được thu gom triệt để tại các chợ vẫn còn ít thùng đựng rác công cộng hay các khu gom rác tập trung; đường vào chợ, cống rãnh, xuống cấp gây tắc nghẽn, tràn nước lên mặt đường, mùi hôi bốc gây mất vệ sinh và cảnh quan môi trường.
-Sức ép hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua đã tạo thuận lợi để tỉnh Nam Định tiếp cận công nghệ tiên tiến, giải quyết sự thiếu hụt về nguyên, nhiên liệu, máy móc thiết bị. xuất, nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện trình độ công nghệ của nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn và tốt hơn…
Tuy nhiên, xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất nhập khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt trong quá trình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nếu không đảm bảo các quy định an toàn và môi trường, nhất là nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với thiết bị máy móc lạc hậu, hàng kém chất lượng, hóa chất là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn.