- Tác động đến môi trường không khí:
b. Công tác quản lý và các vấn đề liên quan:
8.2.1. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến môi trƣờng sinh thái:
Biến đổi khí hậu tác động đến môi trường nước, làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa ở các vùng từ đó dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các sông, tăng tần suất và cường độ lũ. BĐKH và nước biển dâng gây xói lở bờ biển và xâm nhập mặn vào trong sông cho khu vực ven biển là việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Biến đổi khí hậu gây nên tình trạng khô hạn kéo dài, mùa khô dài hơn mùa mưa, kết hợp sự chặn dòng của các đập thủy điện trên thượng nguồn và cộng với sự dâng lên của mực nước biển nên quá trình xâm nhập mặn trong 10 năm trở lại đây diễn ra với chiều hướng xấu đi, xâm nhập mặn tiến sâu hơn vào trong nội đồng và thời gian ảnh hưởng kéo dài. Ranh giới mặn 1‰ đã xâm nhập ngày càng sâu vào trong các sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy. Trong các năm 2015,2017,2018 mặn lớn nhất đều tại cống Ngô Đồng trên triền sông Hồng với độ mặn lần lượt qua các năm là 12%o; 20%o;11%o cách biển 17km. Trong năm 2019 mặn lớn nhất tại cống Qũy Nhất trên triền sông Đáy với độ mặn là 13%o và cách biển 13km. [5]
Nước biển dâng và xâm nhập mặn làm thoái hóa đất canh tác. Hàng năm có khoảng 38.000 ha đất canh tác ven biển bị nhiễm mặn, trong đó có đến hơn 12.000 ha nhiễm mặn nặng. Diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh, Cồn Mờ và VQG Xuân Thủy giảm. [Nguồn: Báo Nam Định]
Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển gia tăng, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh vật biển và các ngành công nghiệp như diêm nghiệp và
du lịch biển. Nhiều hoạt động sinh kế liên quan tới thủy hải sản hiện giảm mạnh hoặc không còn tồn tại do suy giảm trữ lượng các nguồn lợi thủy, hải sản.
Các hệ sinh thái nói chung trong đó có hệ sinh thái rừng ở Nam Định đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo đánh giá, BĐKH ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật của 2 khu vực đất ngập nước của tỉnh Nam Định là khu vực bãi bồi ven biển huyện Nghĩa Hưng và Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) đã được UNESCO chính thức công nhận vào năm 2004. BĐKH làm thay đổi các đặc tính môi trường nước lợ tại vùng bãi bồi của VQG Xuân Thủy, thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật; làm thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng thủy sản ven bờ; giảm sút số lượng các quần xã động, thực vật hiện hữu.
Ngoài ra, BĐKH làm nhiệt độ tăng, lượng nước bốc hơi nhiều ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và động vật rừng. Quần thể các loài động thực vật rừng đặc dụng và quý hiếm sẽ ngày càng suy kiệt và không có khả năng phục hồi. [22]