- Xây dựng nông thôn mới nâng cao:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN:
KẾT LUẬN:
Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Nam Định đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, cùng với sự nỗ lực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển. Đặc biệt, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được tập trung chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh tới các địa phương, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Ngày 18/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định công nhận tỉnh Nam Ðịnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2019, về đích sớm hơn 1,5 năm so với mục tiêu Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Nam Ðịnh là 1 trong 2 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Ðộc lập hạng Ba; 10/10 huyện, thành phố được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp hoàn thiện; môi trường, cảnh quan và diện mạo nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp thay đổi rõ nét; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên; an ninh trật tự nông thôn được giữ vững.
Công tác bảo vệ môi trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đoàn thể…đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống văn vản pháp luật, cơ chế chính sách từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác BVMT cũng như mục tiêu phát triển KT-XH tỉnh. Nhận thức về BVMT của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Nhìn chung, môi trường tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2016-2020 được đánh giá cụ thể như sau:
Môi trƣờng nƣớc mặt:
Các tuyến sông lớn (Sông Hồng, Sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Đào) có vai trò quan trọng cung cấp nước chính cho các hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt, hoạt động giao thông thủy,… đồng thời vận chuyển phù sa cho các khu vực cửa sông ven biển của tỉnh Nam Định. Sông Hồng, sông Đào đoạn thuộc địa phận Thành phố Nam Định đang phải tiếp nhận nước thải thành phố chưa qua xử lý tập trung tại trạm bơm Kênh Gia và Quán Chuột.
Qua tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) theo kết quả quan trắc môi trường nước mặt định kỳ hàng năm cho thấy, nước sông lớn có chất lượng nước tốt (giá trị WQI >76) phù hợp với mục đích sử dụng cấp nước sinh hoạt nhưng cần áp dụng biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, có một số thông số quan trắc có giá trị vượt QCVN 08-
MT:2015/BTNMT như BOD5, COD, TSS tại hầu hết các vị trí quan trắc, ngoài ra, thông số Tổng dầu mỡ, photphat, nitrat, nitrit, amoni, coliforom có giá trị vượt quy chuẩn tại 1 số vị trí ở một số thời điểm.
Đối với các tuyến sông nội đồng (sông nhỏ) đóng vai trò phân chia, điều tiết nước phục vụ chính cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Một số tuyến sông hiện nay đang cung cấp nước cho các trạm cấp nước tập trung quy mô xã, thị trấn như: sông Sắt, sông Châu Thành, sông Quýt. Một số tuyến sông sử dụng tưới tiêu nông nghiệp cũng là nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải sinh hoạt từ hoạt động dân cư, làng nghề như sông Vĩnh Giang, sông Giáng... Qua tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) theo kết quả quan trắc định kỳ hàng năm cho thấy, nước sông nội đồng chủ yếu có chất lượng trung bình, có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng như COD, BOD5, SS, Amoni...Ngoài ra, một số vị trí có chất lượng nước kém và bị ô nhiễm cục bộ tại một số thời điểm bởi thông số chất hoạt động bề mặt, nitrat, phot phát...
Môi trƣờng nƣớc dƣới đất:
Trong những năm qua, người dân đã sử dụng nước sạch từ các trạm cấp nước sạch thay vì khai thác và sử dụng nước dưới đất, chỉ có trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu vẫn còn khai thác và sử dụng nước dưới đất để phục vụ sinh hoạt là phổ biến.
Theo kết quả quan trắc môi trường nước dưới đất hàng năm cho thấy, mực nước dưới đất có xu hướng tăng giảm theo mùa và hạ dần theo năm; mức độ sụt giảm mực nước và chất lượng nước dưới đất khác nhau giữa các khu vực trong tỉnh. Khu vực Tây – Tây Bắc tỉnh (huyện Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Mỹ Lộc) có chất lượng nước và mức độ sụt giảm thấp hơn so với khu vực Đông – Đông Nam tỉnh (huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường).
Khu vực huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu có chất lượng nước dưới đất tương đối tốt, hầu hết các thông số phân tích đều đạt QCVN 09:2015-MT/BTNMT.
Khu vực Trực Ninh, Nam Trực, Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Giao Thủy: Chất lượng nước khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm bởi Pemanganat, clorua, Sắt, amoni, coliform.
Môi trƣờng nƣớc biển ven bờ:
Nam Định có 72km đường bờ biển với 4 cửa sông là cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ), cửa Đáy (sông Đáy), cửa Ba Lạt (sông Hồng) và cửa Hà Lạn (sông Sò). Chất lượng nước biển ven bờ ngoài bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển KT-XH ven bờ còn chịu tác động bởi chất thải từ các con sông mang theo.
Qua kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ hàng năm cho thấy, môi trường nước biển ven bờ trong những năm qua có dấu hiệu bị ô nhiễm chủ yếu bởi chất rắn lơ lửng, coliform, amoni, photphat. Mức độ và tính chất ô nhiễm nước biển ven bờ khác nhau giữa các khu vực bãi tắm, nuôi trồng thủy sản và khu vực khác.
Chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Nam Định nhìn chung còn tương đối tốt. Qua kết quả quan trắc định kỳ hàng năm cho thấy, thông số tổng bụi, CO, SO2 tại hầu hết các vị trí đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT. Thông số NO2 có giá trị vượt quy chuẩn đến 1,18 lần tại khu vực làng nghề Bình Yên. Thông số tiếng ồn có giá trị vượt QCVN 26:2010/BTNM đến 1,1 lần tại một số vị trí giao thông, CCN, làng nghề.
Môi trƣờng đất:
Môi trường đất tại các vị trí quan trắc chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (đối với đất nông, lâm nghiệp) và kim loại nặng (đối với đất khu vực làng nghề).
Đa dạng sinh học:
Nam Định là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng được đánh giá có đa dạng sinh học cao. Ngoài hệ sinh thái nông nghiệp, chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh với nhiều loài động vật nuôi, cây trồng truyền thống nổi tiếng, Nam Định còn có 72km đường biển hình thành vùng đất ngập nước là nơi chứa đựng tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng của hệ thống ĐNN. Từ lâu rừng ngập mặn đã được biết đến như một hệ sinh thái rất nhạy cảm, rừng ngập mặn của Nam Định nổi tiếng với vườn quốc gia Xuân Thủy được thành lập theo Quyết định số 01/2003/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/01/2003.
Toàn tỉnh Nam Định đã xác định 1.062 loài thực vật, 548 chi, 152 họ với7 loài quý hiếm. Hệ động vật gồm 46 loài thú thuộc 7 bộ và 20 họ với 6 loài quý hiếm; chim 323 loài thuộc 17 bộ, 56 họ với 30 loài quý hiếm; bò sát có 54 loài thuộc 2 bộ, 14 họ, lưỡng cư có 28 loài thuộc 1 bộ, 6 họ trong đó có 19 loài bò sát và lưỡng cư quý hiếm; cá có 208 loài thuộc 13 bộ và 61 họ với 5 loài quý hiếm.Ngoài các nguồn gen động thực vật quý hiếm, tỉnh Nam Định hiện đang lưu giữ tới 22 nguồn gen vật nuôi, cây trồng đặc sản nổi tiếng.
Đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nam Định đang bị tác động bởi một số áp lực từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hoạt động khai thác trái phép và quá mức nguồn lợi sinh vật; du nhập của các loại ngoại lai... Công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Nam Định còn nhiều khó khăn và bất cập ngay từ sự chồng chéo, chưa thống nhất trong công tác quản lý. Các chủ trương, chính sách được ban hành nhưng không đồng bộ, đặc biệt kinh phí cho bảo tồn còn hạn chế nên việc thực hiện kém hiệu quả. Một số chính sách còn chưa sát thực tế, chưa đủ sức thuyết phục cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trƣờng:
Tỉnh Nam Định nằm phía Nam đồng bằng sông Hồng, với 3 huyện ven biển và đường bờ biển dài 72km, là một trong những tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu. Các tác động của BĐKH đến kinh tế xã hội, môi trường sinh thái, con người,... tại Nam Định được thể hiện qua hiện tượng bão, lũ, nhiễm mặn, nước biển dâng, tăng số đợt không khí lạnh với mật độ dày hơn và nhiệt độ thấp và có những ngày nắng bất thường với nhiệt độ cao trong thời gian dài.
BĐKH đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn và là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.Vì vậy, công tác ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ ưu tiên của tỉnh. Trước hết, để thích ứng với những tác động của BĐKH, Nam Định tiếp tục đầu tư nâng cấp đê kè biển, cũng như các công trình phòng chống thiên tai; xây dựng hệ thống công trình thủy lợi phục vụ SXNN, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai; sử dụng giống cây có khả năng chống chịu cao; diện tích trồng lúa thường xuyên bị hạn chuyển sang trồng cây rau màu; ở vùng thấp trũng, xây dựng mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá, nuôi tôm; khu vực bị nhiễm mặn chuyển đổi sang NTTS… Các hoạt động chăn nuôi được chuyển đổi theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ sang chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ; lựa chọn giống vật nuôi có sức đề kháng cao, thích nghi với điều kiện thay đổi của thời tiết. Cùng với đó, tỉnh đã rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch dân cư, hệ thống xử lý chất thải; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường để kịp thời phát hiện, cảnh báo ô nhiễm môi trường.
Chất thải rắn:
Công tác thu gom, xử lý rác thải luôn được các cấp, ngành quan tâm thực hiện xuyên suốt từ tỉnh đến các địa phương trong thời gian qua.
Chất thải rắn sinh hoạt: Trên địa bàn thành phố Nam Định, rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý bởi Công ty Cổ phần môi trường đô thị Nam Định và tỉnh đang thực hiện đầu tư dự án điện rác. Tại 9 huyện, đã hình thành các tổ, đội, Hợp tác xã vệ sinh môi trường hoạt động thu gom, xử lý rác thải và có sự quản lý của UBND xã/thị trấn. Đến nay, có 182 xã/thị trấn đầu tư xây dựng công trình xử lý rác thải sinh hoạt, trong đó có 73 xã/thị trấn xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, 109 xã/thị trấn lắp đặt lò đốt rác thải sinh hoạt. Hiện tại, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở thành phố Nam Định đạt khoảng 94%, tại nông thôn đạt khoảng 88,4%. Nhìn chung, các công trình xử lý chất thải rắn tập trung tại các địa phương đã giải quyết đáng kể lượng rác thải sinh hoạt, giảm hiện tượng vứt rác trên đường giao tông, kênh mương nội đồng. Đặc biệt, việc đầu tư lò đốt rác đã giải quyết được hạn chế của phương pháp chôn lấp như tốn diện tích, phát sinh nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, rác thải có độ ẩm cao, nhiều thành phần, không được phân loại nên đã gây khó khăn trong công tác xử lý.
Chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại đã được các chủ nguồn thải quan tâm thu gom, phân loại để tận dụng tái sản xuất hoặc thuê đơn vị có chức năng đến thu gom, xử lý theo quy định. Trên địa bàn tỉnh, có một số cơ sở được cấp phép hoạt động thu gom, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại nên tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất
trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ công tác quản lý CTNH như: lưu giữ tạm thời CTNH chưa đúng quy định, chưa ký hợp đồng thu gom, xử lý CTNH với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý theo quy định.
Chất thải nông nghiệp: hiện tượng đốt rơm rạ trong thời gian qua đã giảm đáng kể do người dân đã thu hoạch lúa bằng máy gặt, rơm rạ cầy lật ngay tại ruộng, tuy nhiên hiện tượng đốt rơm rạ vẫn còn xảy ra rải rác tại một số nơi gây ô nhiễm môi trường không khí. Đối với phân thải từ động vật nuôi được người dân xử lý bằng hầm biogas tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt hoặc làm phân bón cho cây trồng hoặc thức ăn cho cá…Đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có hướng dẫn thu gom, lưu giữ và một số địa phương đã đầu tư xây dựng bể bê tông xi măng tại ruộng để thu gom nhưng hiện tượng vứt vỏ bao bì ra đường giao thông nội đồng, kênh mương vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. Nhận thức của một số người dân còn hạn chế.
KIẾN NGHỊ:
Từ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, thách thức trong công tác BVMT tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2019 trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Nam Định có một số kiến nghị như sau:
- Kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành TW chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các thể chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về BVMT theo hướng đơn giản, không chồng chéo, rõ nhiệm vụ của từng ngành, phù hợp, đồng bộ với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước.
- Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá hiệu quả và hướng dẫn áp dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với tình hình thực tế, nhất là về xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt.
- Đề xuất với Bộ Chính trị và Quốc hội đánh giá, nghiên cứu sửa đổi Nghị quyết 41/2004/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để tăng tỷ lệ chi kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm lên từ 2-3%, mức chi 1% như hiện nay là thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Về bảo vệ môi trường lưu vực sông: Kiến nghị thay đổi cơ chế quản lý của Ủy ban BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Xây dựng, ban hành cơ chế tài chính về BVMT lưu vực sông, ưu đãi hỗ trợ đối với các dự án về xử lý chất thải cho các tỉnh cuối nguồn. Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm phòng ngừa, giải quyết các vấn đề ô nhiễm liên tỉnh.
- Tăng cường sự quản lý chỉ đạo của các cấp các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực thi chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường; Tăng cường số lượng cán bộ quản lý về bảo vệ môi trường ở các cấp. Đối với cán bộ chuyên môn cấp xã
nên bố trí cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn về môi trường; không để cán bộ cấp xã kiêm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ như hiện nay. Đồng thời cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện công tác chuyên