- Tác động đến môi trường không khí:
3 Hệ sinh thái nƣớc ngọt (Hệ sinh thái đất 24.872,41 14,91 ngập nƣớc )
6.1.4. Đất ngập nƣớc (HST nƣớc ngọt)
Hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm ao, hồ, đầm và sông; được phân chia thành 2 dạng: nước đứng và nước chảy.
*Hệ sinh thái nước chảy.
Hệ sinh thái nước chảy bao gồm các sông lớn, nhỏ: sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Sò, sông Đào, sông Sắt,….
Nhóm sinh vật nổi (gồm động, thực vật nổi) và cá là một trong những yếu tố cấu thành HST nước chảy. Sự phân bố của nhóm động vật, thực vật nổi phụ thuộc tốc độ dòng chảy, sự biến động theo mùa. Với nhóm cá thì sự phân bố và phát triển còn bị giới hạn bởi cấu tạo và tính chất của nền đáy. Trong thành phần các loài cá của HST nước chảy, ngoài sự có mặt của một số đại diện cá nước ngọt như cá chép, cá trôi, cá trắm, cá mè,...còn có một số loài cá di cư như cá mòi, cá cháy.
Kết quả khảo sát thời gian gần đây cho thấy, HST nước chảy có thành phần các loài động, thực vật phù du và động vật đáy không phong phú như HST nước đứng. Trong hệ sinh thái này số lượng các loài bò sát gồm có 5 loài trong đó có 1 loài thuộc diện nguy cấp EN trong Sách đỏ 2007 (ếch vạch). Tuy nhiên các loài cá thuộc hệ sinh thái này khá nhiều với 28 loài trong đó có 1 loài thuộc diện sẽ nguy cấp VU trong Sách Đỏ 2007 (cá lăng chấm).
*Hệ sinh thái nước đứng
Hệ sinh thái nước đứng phân bố rải rác trong toàn thành phố, với các hồ, ao, đầm lớn, nhỏ, một số hồ đặc trưng như: Hồ Vị Xuyên, hồ Truyền Thống, hồ Hàng Nan, hồ Vị Hoàng, Đầm Sét,…
Hệ sinh thái nước đứng có sự đa dạng về thành phần loài thực vật nổi. Với Nam Định ngành Vi khuẩn lam đã phát hiện được 114 loài, 6 họ. Tảo chia làm 3 ngành, 378 loài. Khác với HST nước chảy, HST nước đứng có một số loài thực vật phân bố theo chiều dày của tầng nước như rong đuôi chó, tóc tiên nước. Một số loài có lá nổi trên mặt nước, rễ bám vào nền đáy như sen, súng. Một số loài là thực vật nổi trên mặt nước như bèo ong, bèo hoa dâu,…Ven bờ các HST nước đứng có một số loài thực vật như: khoai nước, cỏ gà, cỏ lồng vực nước.
Động vật nổi có 158 loài với 48 họ, 1 loài thú, 55 loài chim.Các HST nước đứng thường được sử dụng để nuôi cá, chủ yếu là cá chép, cá mè trắng, cá trắm đen,…Có một số loài cá tự nhiên như cá diếc, cá rô đồng, cá cờ,… . Ngoài ra còn có cua đồng, ốc.
Các HST đất ngập nước không chỉ tạo cho Nam Định nét đẹp rất riêng, mà còn góp phần làm cho Nam Định giảm bớt tính cực đoan của thời tiết về mùa hè. Mặt khác, các HST đất ngập nước bao gồm sông, hồ, ao, là nguồn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động khác, đồng thời góp phần điều tiết lượng nước mưa, pha loãng và xử lý nước thải của hồ. Vì vậy, cần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của các vùng đất ngập nước đặc thù của tỉnh Nam Định nhằm bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo đảm cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học các vùng nước nội địa ở mức độ cao. Ngoài ra còn có ý nghĩa về du lịch - nghiên cứu - giáo dục, bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu, nâng cao chất lượng sống của dân cư.