Chuỗi cung giá trị của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-khach-san-hilton-garden-inn-hanoi73 (Trang 26 - 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2Chuỗi cung giá trị của doanh nghiệp

Thực chất của quá trình phát triển chiến lược của tổ chức là việc tìm ra và phát triển các lợi thế cạnh tranh, do đó việc hiểu biết môi trường nội bộ có 1 ý nghĩa to lớn.

Phân tích môi trường nội bộ nhằm tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, qua đó xác định các năng lực phân biệt và những lợi thế cạnh tranh của công ty. Bối cảnh để hiểu rõ các điểm mạnh và điểm yếu của công ty là dây chuyền chuỗi giá trị của công ty, tình hình tài chính, văn hóa, tổ chức và lãnh đạo của công ty.

Dây chuyền giá trị là tổng hợp các hoạt động có liên quan của doanh nghiệp làm tăng giá trị cho khách hàng. Việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong dây chuyền giá trị sẽ quyết định hiệu quả hoạt động chung và tạo ra những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy việc phân tích môi trường bên trong để xác định những điểm mạnh và điểm yếu gắn với quá trình phân tích dây chuyền giá trị.

Hình 1.2: Dây truyền chuỗi giá trị của micheal Porter

(Nguồn Micheal Porter, 1885, trang 70) Dây truyền chuỗi giá trị bao được chia thành 2 nhóm hoạt động là nhóm hoạt động chính và nhóm các hoạt động hỗ trợ.

*) Hoạt động chính:

Bao gồm các hoạt động diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau. Nhóm hoạt động này liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:

- Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics): Nhận hàng, vận chuyển, lưu trữ nguyên liệu đầu vào

- Chế tạo (Operations): Tạo ra sản phẩm

- Vận chuyển đầu ra (Outbound Logistics): Vận chuyển thành phẩm, lưu giữ trong các kho bãi

- Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sales): Giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm

- Dịch vụ (Service): Bảo hành, sửa chữa, hỗ trợ khách hàng

*) Hoạt động hỗ trợ:

Bao gồm các hoạt động song song với hoạt động chính nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm. Đây là các hoạt động gián tiếp góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:

- Mua hàng (Procurement): Mua máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào - Phát triển công nghệ (Technology development): Cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất

- Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management): Tuyển dụng, đào tạo, phát triển, và đãi ngộ

- Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm infrastructure): Quản lý, tài chính, kế toán, pháp lý...

Mô hình chuỗi giá trị đã chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp.

Chức năng tài chính và kế toán đóng vai trò quan trọng trong quản lý công ty một cách có hiệu quả. Lợi thế cạnh tranh có thể động gián tiếp cũng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động trực tiếp. Ngoài ra, mô hình còn là cơ sở để cho nhà quản trị đánh giá, xem xét để đưa ra các quyết định về thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện một số hoạt động trong chuỗi giá trị

(outsourcing).

Một phần của tài liệu nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-khach-san-hilton-garden-inn-hanoi73 (Trang 26 - 28)