6. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Mở rộng, phát triển thị trườngvà hệ thống kênh phân phối
Bên cạnh sự nổi tiếng của thương hiệu, để có thể thành công trên thị trường khách sạn cần mở rộng và hớp tác chặt chẽ với mạng lưới kênh phân phối.
3.2.5.1. Quan hệ tốt với các nhà cung cấp
Quan hệ với các nhà cung cấp đầu vào tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tói chất lượng sản phẩm và chi phí của khách sạn. Đây là việc khách sạn ổn định lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường và đảm chất lượng phục vụ khách. Nếu quan hệ tốt khách sạn không những có nguồn đầu vào ổn định mà còn có khả nâng giảm được chi phí do chính sách chiết khấu của nhà cung cấp. Muốn vậy khách sạn và nhà hàng phải xác định cho mình nhà cung cấp chính nhưng cũng không nên chỉ phụ thuộc vào một nhà cung cấp. Vì như thế khách sạn sẽ bị động trong kế hoạc kinh doanh mà đôi khi lại bị ép giá.
Đối với các nhà cung cấp khách, việc khách sạn áp dụng chính sách chiết khấu được coi là biện pháp phổ biến. Mặc dù đây là biện pháp có thể làm giảm doanh thu khách sạn và nhà hàng nhưng nó đảm bảo cho khách sạn một nguồn khách ổn định ngay cả trong mùa thấp điểm. Tuy nhiên phạm vi kinh doanh của nhà hàng The Gallery còn bao gồm khách hàng trong những hội nghị, hội thảo. Do đó nhà hàng cần quan tâm dế các tổ chúc tổ hcucs sự kiện. Đây là một nhà cung cấp tiềm năng nhưng khách sạn và nhà hàng chưa có quan hệ với bất cứ nhà cung cấp nào. Hơn nữa giá mà khách sạn áp dụng là chung cho tất cả các nhà cung cấp chưa có bất kỳ một chính sách ưu đãi nào.
3.2.5.2. Mở rộng thị trường khách
Khách sạn xác định không những khai thác triệt để lượng khách truyền thống mà còn mở rộng các thị trường khách tiềm năng khác. Tỷ lệ khách Pháp vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn. Đây là lượng khách tương đối lớn có khả năng thanh toán cao
do đó khách sạn muốn phát triển nguồn khách này cần có hệ thống chiến lược phù hợp. Khách Pháp là đối tượng khách khó tính không những đòi hỏi cao về chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ mà còn cả cung cách phục vụ, cách thức trang trí và không gian nhà hàng. Thị trường khách Pháp có những dặc điểm chủ yếu sau:
- Là người rất lịch sự, khéo léo và rất coi trọng lễ nghi trong giao tiếp - Khách Pháp luôn cầu kỳ trong hình thức và cách trang trí
- Người Pháp không thích hoa cúc và hoa cẩm chướng và nhất là không thích dề cập đến chuyện riêng tư hay bí mật kinh doanh
- Người Pháp nổi tiếng với những món ăn cầu kì độc đáo, với rượu vang nổi tiếng và với những dầu bếp tài ba. Do đó khách Pháp đòi hỏi rất cao trong khẩu vị và kĩ thuật chế biến món ăn
- Thời gian ăn của khách Pháp kéo dài có thể đến 3 đến 4 giờ
Để khai thác lượng khách truyền thống này khách sạn đã có một số biện pháp sau:
- Kiến trúc và cách trang trí phòng ăn và món ăn phải cầu kì, sang trọng. Hệ thống âm thanh, chiếu sáng và không gian phải ấm cúng và yên tĩnh. Nhà hàng The Gallerry đã có không gian rất đẹp tuy nhiên món ăn trong khách sạn trang trí đẹp nhưng lại chưa phong phú và mùi vị chưa có đặc trưng riêng. Do đó nhà hàng cần xác định cho mình cái phong cách, mùi vị
- Nâng cao chất lượng phục vụ. Người Pháp rất coi trọng giao tiếp và ngại nói tiếng nước ngoài do đó trước hết nhà hàng cần phải đào tạo cho nhân viên những câu giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp. Hơn nữa phải có nhân viên có khả năng giao tiếp bằng tiêng Pháp để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách và giải quyết những vấn đề phát sinh. Nhà hàng cũng phải hết sức chú ý đến trang phục, dáng vẻ của nhân viên. Trang phục màu sắc phải thanh nhã như trắng, xanh nhạt, vàng…và nhất là thái độ phục vụ luôn luôn thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ.
- Các món ăn trong khách sạn tương đối giông nhau dễ gây nhàm chán cho khách nếu như khách lưu trú dài ngày. Còn các món ăn truyền thông của Pháp hay của Việt nam lại không có nhiều. Việc đưa thêm các món đó vào thực đơn không những làm khách hài lòng mà còn nâng cao sức cạnh tranh của nhà hàng
- Khách sạn và nhà hàng chưa thực sự quan tâm đến việc tặng quà hay cảm ơn khách khi khách rời khỏi khách sạn. Có thể đó chỉ là một tấm thiệp nhỏ ghi lời chúc mà chính nhân viên nhà hàng viết tặng hay những tấm bản đồ Hà Nội để du khách có thể đi tham quan quanh đó vừa gợi nhớ về đất nước, con người và món ăn Việt Nam vừa là cách quảng bá tốt nhất của khách sạn đến những người thân , bạn bè của họ
So với khách Pháp thì khách Nhật có những đặc điểm rất khác biệt. Trong nhưng năm gần đây lượng khách Nhật đến Việt Nam và lưu trú tại khách sạn tăng nhanh. Khách Nhật không đòi hỏi cao về chất lượng món ăn nhưng đặc biệt chú ý đến lễ nghi, thứ bậc và yêu cầu cao về về thẩm mỹ. Khách Nhật có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Người Nhật rất tôn trọng lễ nghi truyền thống, có tính kỷ luật cao, sống có trách nhiệm và đề cao lòng trung thành và làm việc tập thể
- Không biểu lộ cảm xúc ra ngoài nhưng rất để ý đến thẩm mỹ và những tiểu tiết nhỏ
- Khách Nhật thích uống trà và ăn các món chế biến từ hải sản. Đặc biệt người Nhật rất tế nhị trong giao tiếp và thích được phục vụ nhanh
- Người Nhật rất thích quà lưu niệm và coi trọng hình thức. Người Nhật kị số 4 và thích các số lẻ
Có thể nói thị trường khách Nhật là thị trường đầy hứa hẹn và có khả năng mang lại lợi nhuận lớn cho nhà hàng và khách sạn do đó phục vụ tốt thị trường khách này là một chính sách đúng đắn. Do đặc điểm của người Nhật như vậy nên nhà hàng cũng có những biện pháp thích hợp.
- Các món ăn phải được trinh bày đẹp và phục vụ nhanh chóng. Có thể món ăn không đạt yêu cầu nhưng tính thẩm mỹ của món ăn và tác phong nhanh chóng của nhân viên là một lợi thế lớn.
- Người Nhật có tính dân tộc rất cao do đó nếu được phục vụ bằng tiếng Nhật họ sẽ rất vui. Ngoài ra việc ăn những món ăn truyền thống và uống trà luôn được ưa thích. Hiện nay trong thực đơn của nhà hàng chưa có món ăn nào của người Nhật mạc dù khách sạn đã coi thị trường này là một thị trường lớn. Đây là một thiếu sót rất lớn của nhà hàng.
- Người Nhật rất thích quà lưu niệm do đó một móc chìa khóa nhỏ hay một chiếc bánh cũng làm họ cảm thấy hài lòng và được coi trọng. Với tinh thần cộng đồng cao khách Nhật chính là một nhà Marketing lớn cho khách sạn.
- Không bộc lộ cảm xúc của mình ra ngoài do đó việc nhân viên nhà hàng phải hết sức chú ý lấy phản hồi từ khách Nhật. Hiểu biết nhu cầu của khách luôn luôn là một biện pháp tốt nhất để thu hút khách của bất kì khách sạn nào.
Theo xu hướng hiện nay thị khách công vụ Việt Nam và các nước Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Malayxia, Sigapor…mặc dù không tăng nhanh nhưng cũng là một thị trường tiềm năng trong vài năm tới. Thị trường khách này tương đói dễ tính trong phục vụ nhưng lại đòi hỏi chất lượng món ăn cao. Khi phục vụ đối tượng khách này nhà hàng cần chú ý đến khẩu vị từng thị trường khách nhát là gia vị trong món ăn. Một điều quan trọng cần chú ý trong khi phục vụ đối tượng khách này là tôn giáo bởi tôn giáo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khẩu vị của họ và những điều kiêng kị