3. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu của luận án từ phần tổng quan tài liệu
1.1.1 Các quan niệm về lãnhđạo
Lãnh đạo từ lâu đã là chủ đề quan tâm của các nhà triết học, và lịch sử học, nhưng các nghiên cứu khoa học thực sự về lãnh đạo chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ XX. Các học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa rất nhiều định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ lãnh đạo và những định nghĩa này cũng thay đổi theo thời gian. Khái niệm này có thể được tiếp cận dưới góc độ tố chất, góc độ hành vi, cũng có thể được tiếp cận dưới góc độ gây ảnh hưởng hay góc độ sự tương tác qua lại. Chúng ta cùng xem xét và nghiên cứu một số quan điểm nổi bật của các nhà nghiên cứu như sau:
Bảng 1.1: Các quan niệm về lãnh đạo
STT Các quan niệm về lãnh đạo Tác Giả
1 Quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của tổ chức Stogdill (1950) nhằm đạt tới mục tiêu đã định.
2 Là mối liên hệ giữa các cá nhân trong đó những người khác Merton (1957) đồng ý làm theo vì họ tự nguyện chứ không phải bị bắt buộc.
3 Là một quá trình trong đó một đối tượng thuyết phục cấp Bennis (1959) dưới hành động theo như mong muốn
4 Lãnh đạo là dạng đặc biệt của quan hệ được đặc trưng bởi Janda (1960) nhận thức của các thành viên nhóm rằng: một thành viên
khác của nhóm có quyền đòi hỏi những dạng hành vi đối với các thành viên khác trong hoạt động của họ như là một thành viên nhóm
5 Lãnh đạo là ảnh hưởng (tác động) mang tính tương tác, được Tannenbaum, thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá Weschler & trình thông tin để đạt tới những mục tiêu cụ thể Masarik (1961)
STT Các quan niệm về lãnh đạo Tác Giả
6 Là việc hướng dẫn và điều phối công việc của các thành Fiedler (1967) viên trong nhóm
7 Lãnh đạo là sự tương tác giữa những con người trong đó Jacobs (1970) một người trình bày những thông tin để những người khác
trở nên bị thuyết phục với những kết cục của anh ta...và kết cục này sẽ được hoàn thiện khi đối tượng cư xử theo những điều được đề nghị hoặc được đòi hỏi.
8 Lãnh đạo là sự tác động nhằm gây ảnh hưởng đối với cấp D.Katz & Kahn dưới thông qua các chỉ đạo, chỉ thị của tổ chức đưa ra. (1978) 9 Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của Rauch &
nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu. Behling (1984) 10 Là việc biến đổi những người thuộc quyền, tạo ra những Bass (1985)
viễn cảnh của mục tiêu một cách khả thi và chỉ dẫn, giúp đỡ họ đạt được mục tiêu ấy.
11 Lãnh đạo là quá trình đưa ra mục tiêu để đạt tới thông qua Jacobs & Jaques
nỗ lực của tập thể (1990)
12 Là các hành động tập trung nguồn lực tạo ra các cơ hội như Campbell
mong muốn (1991)
13 Lãnh đạo là khả năng bứt phá khỏi văn hóa nhằm thực hiện E.H.Schein một quá trình thay đổi tiến hóa mang tính thích ứng cao. (1992)
14 Lãnh đạo là quá trình làm cho mọi người trong tổ chức cảm Drath & Palus nhận được những gì họ đang làm, từ đó mọi người sẽ thấu (1994)
hiểu và cam kết thực hiện những gì họ sẽ làm.
15 Mục đích của việc lãnh đạo là đạt được kết quả nhờ vào Hogan (1994) những người khác và phương tiện của việc lãnh đạo là khả
năng xây dựng được các nhóm có tính cố kết và định hướng rõ ràng. Người lãnh đạo giỏi là người xây dựng được các nhóm làm việc có kết quả qua các hoàn cảnh khác nhau.
STT Các quan niệm về lãnh đạo Tác Giả
cho nhóm làm việc có hiệu quả
17 Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân nhằm gây ảnh hưởng, House và các thúc đẩy, làm cho mọi người góp phần vào hiệu quả và cộng sự (1999) thành công của tổ chức họ đang làm thành viên.
18 Việc lãnh đạo đại diện cho một dạng phức tạp về việc giải Mumford
quyết vấn đề xã hội. (2000)
19 Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến người khác để họ Yukl (2002) hiểu và đồng ý về những công việc cần thực hiện và thực
hiện nó như thế nào một cách hiệu quả, là quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tập thể nỗ lực đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra.
20 Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội nhằm Warren Bennis tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới để thực hiện (2002)
một cách tốt nhất các mục tiêu của tổ chức.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Như vậy có nhiều khái niệm khác nhau về lãnh đạo, nhưng điều quan trọng chúng ta phải hiểu được rằng không có một định nghĩa nào là hoàn toàn đầy đủ. Theo tác giả, các quan niệm này tuy nhấn mạnh những sắc thái khác nhau của lãnh đạo nhưng đều nói lên hai nhân tố chung của nó là hiện tượng nhóm và quá trình ảnh hưởng của nhóm. Theo quan điểm của tác giả dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Như vậy, theo cách hiểu đơn giản nhất, lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng, tác động (bằng cách tạo điều kiện, môi trường, truyền cảm hứng ) đến con người để tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của họ nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mạng của nhóm, của tổ chức.