Lãnhđạo và Quản lý

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (3) (Trang 38 - 40)

3. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu của luận án từ phần tổng quan tài liệu

1.1.2 Lãnhđạo và Quản lý

1.1.2.1 Phân biệt “Lãnh đạo” và “Quản lý”

Những nhà nghiên cứu lý thuyết về “lãnh đạo học” và “quản lý học” cũng chưa thống nhất được về một định nghĩa cho hai từ trên, song đều khẳng định, lãnh đạo và quản lý là hai công việc khác nhau, thậm chí khác nhau rất cơ bản. Nói đến

vai trò quản lý người ta thường nói đến việc duy trì những sự ổn định và trật tự trong tổ chức thông qua giám sát. Hay nói cách khác, để đạt được mục tiêu đề ra, quản lý dựa vào việc sử dụng một hệ thống các qui định, các chính sách, các thủ tục đã được ban hành, còn lãnh đạo lại đạt được mục tiêu dựa trên sự động viên, lôi kéo và thuyết phục, gây ảnh hưởng, khuyến khích người khác làm việc một cách tự nguyện. Và như vậy, lãnh đạo là chỉ đường, vạch lối, nhìn xa trông rộng, hướng tới mục tiêu cuối cùng, còn quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đó. Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối, nguyên lý, sách lược, những mục tiêu lâu dài, còn quản lý chú trọng những yêu cầu có tính chiến thuật, mục tiêu cụ thể và thường là ngắn hạn. Quản lý sẽ duy trì sự ổn định trong tổ chức trong khi lãnh đạo lại luôn hướng tới sự phát triển và tạo ra những đổi mới trong tổ chức. Nội dung chức năng của công việc lãnh đạo và quản lý cũng có sự khác nhau. Lãnh đạo đạt được mục tiêu thông qua người khác nhờ các hoạt động như: xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ và truyền cảm hứng làm việc cho cấp dưới, luôn tạo được nhu cầu thay đổi, động viên, thuyết phục con người. Còn khi thể hiện vai trò quản lý, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường đạt được kết quả thông qua người khác nhờ các hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ đạo, điều hành, theo dõi giám sát việc thực hiện công việc. Như vậy, lãnh đạo quan tâm đến hiệu quả toàn cục, còn quản lý thường chú ý đến hiệu suất của mỗi công việc được giao.

Ngoài ra còn có nhiều khía cạnh, ngoài chức năng và tính chất, có thể tiếp tục so sánh những chỗ khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý như về phạm vi và mức độ tác động, trọng tâm trọng điểm, yếu tố cấu thành, đức tính cần có của nhà lãnh đạo và nhà quản lý…

1.1.2.2 Mối quan hệ giữa “Lãnh đạo” và “Quản Lý”

Lãnh đạo và quản lý khác nhau như vậy nhưng đều là hai vai trò của nhà quản lý, nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp. Các nhiệm vụ kế hoạch có đạt thì các chủ trương chiến lược mới có cơ sở thực hiện, chỉ đạo thường xuyên chặt chẽ, đúng qui phạm pháp luật thì công việc cuối cùng mới hoàn thành. Như vậy, lãnh đạo và quản lý chẳng qua chỉ là hai góc độ của một công việc, một nhiệm vụ. Đương nhiên, lãnh đạo phải đi trước một bước, biết nhìn xa trông rộng, vạch đường lối, phải biết theo

dõi tiến trình quản lý bằng tầm nhìn chiến lược và cuối cùng đánh giá kết quả chung không chỉ của quá trình quản lý. Trong tiến trình thực hiện một đường lối hay một chủ trương quan trọng, hai quá trình lãnh đạo và quản lý thường bổ sung cho nhau, đan xen nhau mà không cản trở nhau. Trong một tổ chức cần có sự kết hợp hài hoà giữa lãnh đạo và quản lý nhằm đảm bảo các vai trò trong quá trình phát triển vì mục tiêu chung của tổ chức như công tác triển khai thực hiện, hoạt động đổi mới… Người quản lý giỏi trong giải quyết các vấn đề nảy sinh và xây dựng công việc cụ thể và người lãnh đạo tìm kiếm các cơ hội cho phát triển tổ chức. Người quản lý thường kiểm soát công việc của nhân viên trong khi người lãnh đạo giúp cho nhân viên có sự nhiệt tình say mê công việc. Người lãnh đạo tạo ra được tầm nhìn của tổ chức trong khi người quản lý tập hợp sử dụng nhân tài và các nguồn lực khác để biến tầm nhìn thành hiện thực. Và người ta cho rằng trong tổ chức cần có sự cân đối giữa lãnh đạo và quản lý, nếu yếu tố lãnh đạo trở nên áp đảo thì sẽ có quá nhiều thay đổi trong tổ chức trong khi nếu yếu tố quản lý áp đảo thì tổ chức sẽ cứng nhắc, ít có sự thay đổi phát triển.

Tóm lại, lãnh đạo và quản lý thực chất là hai hệ thống riêng biệt khác nhau và bổ sung cho nhau. Mỗi một hệ thống có chức năng và cách hoạt động riêng của nó và cả hai đều cần cho tổ chức, trước hết là phương hướng đúng tức lãnh đạo đúng, và sau đó là thực hiện đúng tức quản lý đúng. Sự kết hợp giữa sự lãnh đạo và quản lý hiệu quả là không thể thiếu đối với một doanh nghiệp muốn đi đến thành công. Các nhà lãnh đạo nên tìm cho tổ chức những người quản lý giỏi, phù hợp với văn hóa, tình hình hoạt động của công ty, tổ chức để giúp thực hiện các chiến lược, mục tiêu mà mình đưa ra một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (3) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w