Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 30 - 33)

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy vấn đề giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên đã được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số vấn đề chưa được đi sâu nghiên cứu, làm rõ:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí

Minh cho thanh niên - sinh viên vẫn dựa trên những nội dung giáo dục đạo đức chung cho con người Việt Nam, với bốn phấm chất đạo đức cơ bản là: trung

với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người; có tinh thần quốc tế trong sáng, mà chưa gắn với đặc thù đối tượng là thanh niên - sinh viên. Đối với thanh niên - sinh viên, Hồ Chí Minh chỉ ra nhiều nội dung giáo dục rất cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm riêng của thanh niên - sinh viên, thì các công trình nghiên cứu chưa đi sâu làm rõ.

Thứ hai, chưa có công trình nào chỉ ra những đặc điểm riêng của thanh niên - sinh viên Đại học Thái Nguyên, cũng như đánh giá khách quan thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên.

Thứ ba, chưa có công trình nào đề ra những yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên dưới sự tác động của bối cảnh hiện nay.

Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu sinh lựa chọn “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay” là cần thiết, đảm bảo tính mới, vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, cũng không trùng với các công trình nghiên cứu đã được công bố.

Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu:

Một là, phân tích làm rõ sự cần thiết giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên; chỉ ra nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên bao gồm: giáo dục những phẩm chất đạo đức, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.

Hai là, khảo sát, nêu lên những đặc điểm của sinh viên Đại học Thái Nguyên và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.

Ba là, nêu lên những nhân tố ảnh hưởng và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.

Bốn là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Hồ Chí Minh là nhân vật kiệt xuất của Việt Nam và thế giới, do đó có rất nhiều công trình nghiên cứu về Người, từ cuộc đời, tiểu sử, sự nghiệp cách mạng, hệ thống tư tưởng, đạo đức, phong cách. Trong đó, chủ đề đạo đức Hồ Chí Minh có nhiều công trình, tuy nhiên nghiên cứu về nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu.

Để có nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay”, trong Chương 1, tác giả

đã tổng quan tình hình nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh và nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên. Các công trình nghiên cứu bao gồm đề tài khoa học, sách chuyên khảo, luận án, các bài viết trên tạp chí, trên báo... hay các công trình nghiên cứu khoa học khác. Từ những công trình đó, tác giả thu thập, hệ thống hóa, khái quát hóa thông tin hiện có liên quan đến đề tài; phân tích và đưa ra nhận xét những khía cạnh đã nghiên cứu về đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục Hồ Chí Minh cho sinh viên; đồng thời, nắm được đề tài “Giáo

dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay” có liên

quan đến các công trình khác ở những khía cạnh nào. Thông qua những nội dung tổng quan cho thấy, vẫn còn có nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu sâu, chưa được đề cập tới, từ đó đặt ra cho tác giả luận án nhiệm vụ cần tiếp tục nghiên cứu. Với khối lượng tài liệu có chất lượng khoa học và thực tiễn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu, tác giả luận án cho rằng luận án có giá trị khoa học và khả năng thực hiện.

Đây là cơ sở quan trọng giúp tác giả đi sâu nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cơ bản của luận án.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 30 - 33)