Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên với những hạn chế, bất cập trong

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 107 - 108)

dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên với những hạn chế, bất cập trong giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Đại học Thái Nguyên

Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh có nhiều phương pháp và hình thức khác nhau. Đối với sinh viên, học tập là hoạt động chủ yếu. Cho nên, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các môn học là rất quan trọng. Trong đó, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt. Thông qua môn học này, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, môn học góp phần nâng cao nhận thức và hành động của sinh viên theo đạo đức Hồ Chí Minh nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. Trên thực tế, việc giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường trong Đại học Thái Nguyên còn có hạn chế như chưa khai thác triệt để những nội dung đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng, hình thức và phương pháp giảng dạy còn chưa phong phú và đa dạng, chưa lôi cuốn được sinh viên; giảng dạy chưa gắn với các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cần đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy, kết hợp với hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm.

Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đại học Thái Nguyên còn nhiều hạn chế. Nhiều giảng viên đang tham gia giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng không được đào tạo đúng chuyên ngành, giảng viên có trình độ tiến sỹ còn ít, giảng viên chưa gương mẫu trong đạo đức, lối sống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Đại học Thái Nguyên. Vì vậy, Đại học Thái Nguyên cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đủ cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 107 - 108)