Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh phải gắn với xây dựng chuẩn đầu ra của sinh viên

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 124 - 126)

đầu ra của sinh viên

Trong những năm gần đây, việc xây dựng chuẩn đầu ra của sinh viên là yêu cầu bắt buộc đối với các trường đại học, cao đẳng. Chương trình đạo tạo phải đáp ứng được chuẩn đầu ra của sinh viên theo từng chuyên ngành đào tạo. Vì vậy, để hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên đạt kết quả, yêu cầu về đạo đức phải trở thành một tiêu chí trong chuẩn đầu ra.

Đối với các trường đại học, chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà sinh viên đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện. Hay nói cách khác, chuẩn đầu ra là những cam kết của các trường đại học với xã hội về những gì sinh viên sẽ đạt được sau khi kết thúc khóa học tại trường.

Đại học Thái Nguyên đã chỉ đạo xây dựng và đánh giá theo chuẩn đầu ra của nhiều chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh chuẩn đầu ra về kiến thức, về kĩ năng, chuẩn đầu ra về đạo đức chưa được chú trọng. Để tạo điều kiện cho việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, Đại học Thái Nguyên cần đưa phẩm chất đạo đức của sinh viên trở thành tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra cho sinh viên. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, xây dựng tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức sinh viên cần đạt được, bao gồm:

Phẩm chất đạo đức cá nhân: Có những phẩm chất cá nhân như phẩm chất đạo đức tốt, hiểu biết, sống và làm việc theo pháp luật, có trách nhiệm công dân; có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật lao động; tự tin, can đảm, trung thành, công nhận thành quả của người khác và có tinh thần cầu tiến, tinh thần học tập không ngừng để nâng cao trình độ.

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy, tỉ mỉ, nguyên tắc, hành vi chuyên nghiệp và có kỹ năng tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường công tác.

Phẩm chất đạo đức xã hội: Có các phẩm chất đạo đức xã hội như: có ý thức cộng đồng; có tinh thần hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp; tham gia công tác xã hội, đoàn thể.

Thứ hai, đổi mới kiểm tra, đánh giá, giáo dục đạo đức cho sinh viên căn cứ vào chuẩn đầu ra.

Xã hội ngày càng phát triển đặt ra những yêu cầu mới về chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, việc xây dựng chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra cho sinh viên cũng cần bổ sung, phát triển, đổi mới. Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức cho sinh viên là cơ sở quan trọng xây dựng chuẩn đầu ra.

Căn cứ vào tiêu chí chuẩn đầu ra về đạo đức, Đại học Thái Nguyên cần xây dựng tốt nội dung kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học, khóa học. Sau mỗi năm học, khóa học Ban giám hiệu nhà trường cần chuẩn bị nội dung và tiến hành hội nghị tổng kết

về kết quả học tập và công tác giáo dục đạo đức, đánh giá hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng trong quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên; chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, phân tích các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo cho những năm sau, khóa sau đạt kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w